Thứ hai 23/12/2024 15:31

Thanh Hóa: Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy

Lễ hội Sết Boóc Mạy được tổ chức nhằm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên và truyền lại cho thế hệ sau về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha.

Tối ngày 17/3/2024, UBND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định danh mục /chu-de/di-san-van-hoa-phi-vat-the.topic Lễ hội Sết Boóc Mạy, xã Cán Khê.

Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa trao Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống “Lễ hội Sết Boóc Mạy”, xã Cán Khê

Theo tích xưa, thuở hỗn hoang, đất trời tăm tối, ma quỷ, thú giữ quấy phá dân lành, đời sống của người dân vô cùng khổ cực, tăm tối. Trước tình cảnh ấy, Ngọc Hoàng đã phái 3 người con có tài cao, đức trọng của mình xuống cứu giúp chúng sinh.

Đây là 3 vị được coi như thiên sứ vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tộc Thái. Họ có trách nhiệm giúp người dân bản Thái có thức ăn, thuốc chữa bệnh và diệt ma, trừ tà để dân bản được khỏe mạnh, bình an, người già được sống lâu hơn; con gái, con trai thì khỏe đôi tay, chắc đôi chân để làm nương rẫy kiếm cái ăn, cái mặc.

Mỗi người một nhiệm vụ, thông qua các lễ nghi như dựng cây bông, lễ cầu mưa, trong Lễ hội Sết Boóc Mạy, họ đã hướng dẫn, giúp đỡ người dân làm ăn, chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi khó khăn, thử thách để xây dựng gia đình no ấm, xây dựng bản Thái ngày càng phát triển.

Các thầy mo tái hiện lại Lễ Sết Boóc Mạy

Trong dòng chảy lịch sử của đồng bào dân tộc Thái xã Cán Khê (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), Lễ hội Sết Boóc Mạy được hình thành, phát triển, trở thành một lễ hội truyền thống tốt đẹp không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần. Và như một lẽ tất nhiên, cứ mỗi độ tết đến xuân về (vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm), đồng bào dân tộc Thái thôn Mó 1, xã Cán Khê đều tổ chức Lễ hội Sết Boóc Mạy để khẳng định sự tri ân của mình đối với tổ tiên; đồng thời cũng truyền lại cho thế hệ con cháu về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha, nhắn nhủ con cháu không ngừng nỗ lực, sáng tạo vươn lên phát triển về kinh tế và làm giàu thêm đời sống văn hóa, tinh thần.

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, từ bao đời nay, Lễ hội Sết Boóc Mạy xưa vẫn được các thế hệ đồng bào dân tộc Thái nói riêng và nhân dân các dân tộc huyện Như Thanh nói chung gìn giữ, trao truyền cho đến hôm nay.

Để từ đó, các thế hệ đi sau có thêm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, trân trọng về những giá trị di sản văn hóa quý giá mà cha ông để lại. Đồng thời, thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về nguồn cội, về quê hương, đất nước.

Đông đảo người dân tham gia sự kiện

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Lê Văn Diện, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sự kiện này vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm của các cấp, các ngành của tỉnh và của huyện Như Thanh; của các thế hệ nghệ nhân dân gian và cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Như Thanh trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản; huyện Như Thanh cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra để tiếp tục tạo sức sống mới, sự lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Sết Boóc Mạy".

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo