Thứ ba 19/11/2024 04:19

Thanh Hóa: Đình chỉ hoạt động trang trại lợn gây ô nhiễm môi trường

Tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu đình chỉ hoạt động trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của Công ty Agri-Vina từ ngày 30/7/2024 do gây ô nhiễm môi trường kéo dài.

Liên quan đến sự việc gây ô nhiễm môi trường kéo dài trong quá trình vận hành trang trại lợn của Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri - Vina (Công ty Agri–Vina) tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và yêu cầu đình chỉ hoạt động trang trại này từ ngày 30/7/2024.

Cụ thể, ông Lê Đức Giang đã cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Agri–Vina. Đoàn công tác ghi nhận, trang trại đang nuôi trên 20.000 con lợn thịt trọng lượng từ 40kg đến 100kg. Một số dãy chuồng nuôi để trống do đã xuất bán lợn.

Trang trại lợn của Công ty Agri–Vina bị tạm dừng hoạt động vì gây ô nhiễm kéo dài. (Ảnh tư liệu - QH)

Báo cáo tại buổi làm việc cho thấy, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Agri–Vina được thành lập cuối năm 2023. Sau một thời gian hoạt động, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn này.

Trước thực trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan đã phối hợp với UBND huyện Lang Chánh, UBND thị trấn Lang Chánh, UBND xã Tân Phúc làm việc với lãnh đạo Công ty Agri-Vina và kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường đối với trang trại chăn nuôi lợn của công ty để đưa ra các biện pháp xử lý.

Nguyên nhân phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong thời gian gần đây là do việc quản lý, vận hành máy phát điện sử dụng khí gas chưa đúng quy trình dẫn đến khí biogas bị rò rỉ, thoát ra môi trường; lớp lưới chắn mùi hôi phía sau các dãy chuồng nuôi bị hở; khí thải, mùi hôi tại một số vị trí chuồng trại thoát ra không được xử lý, giảm thiểu; việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh để xử lý, giảm thiểu mùi hôi chuồng nuôi không đảm bảo liều lượng.

Người dân tập trung tại trạng trại lợn để phản đối về tình trạng gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Minh Hoàng)

Mặc dù công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải nhưng việc xử lý mùi hôi vẫn còn chưa hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến khu dân cư xung quanh. Chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng cũng đã vào cuộc xem xét, xử lý trách nhiệm của công ty, song tình trạng trên vẫn chưa được khắc phục, gây bức xúc trong dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện và tập trung đông người trước trang trại.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe ý kiến của Nhân dân, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan và đưa ra các giải pháp khắc phục. Đồng thời, đề nghị công ty có biện pháp quản lý, vận hành hệ thống xử lý môi trường đảm bảo quy trình.

Đại diện Công ty Agri-Vina nhận trách nhiệm trong việc để phát tán mùi hôi thối vào khu dân cư. Đồng thời, cam kết từ nay đến 5/8/2024, doanh nghiệp tiếp tục giảm đàn, khắc phục hệ thống xử lý mùi. Khi nào khắc phục xong và đáp ứng được các tiêu chuẩn trong việc chăn nuôi mới tiến hành tái đàn.

Trang trại lợn chỉ được phép hoạt động trở lại khi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh tư liệu - QH)

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang khẳng định: Thanh Hóa luôn đồng hành với doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo lợi ích cho người dân và chính quyền sở tại. Tuy nhiên, hoạt động của trang trại thời gian qua đã gây ảnh hưởng đến đời sống người dân; có nguy cơ gây mất an ninh trật tự do việc kiểm soát môi trường chưa đảm bảo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đình chỉ hoạt động trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao tại xã Tân Phúc của Công ty Agri-Vina từ ngày 30/7/2024. Đồng thời, rà soát lại toàn bộ các nguồn phát sinh mùi hôi để có phương án xử lý, điều chỉnh biện pháp xử lý phù hợp.

Tỉnh giao Sở tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan và huyện Lang Chánh giám sát việc khắc phục, báo cáo UBND tỉnh về việc cho phép trang trại được hoạt động trở lại khi đủ điều kiện. Quản lý nguồn giống, thức ăn, lợn thương phẩm ra vào trang trại để giám sát việc giảm đàn lợn nuôi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số