Thứ hai 23/12/2024 04:40

Thăng hạng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Khi toàn cầu hóa phát triển, các công ty phải bắt kịp những xu hướng mới nhất trong việc tìm nguồn cung ứng quốc tế nếu muốn giữ vững vị thế cạnh tranh.

Nắm bắt thời cơ, nâng cao khả năng cạnh tranh

Ngày 18/6/2024, Global Sources tổ chức Hội nghị chuyên ngành Thương mại Xuất khẩu 2024 với chủ đề “Hiện tại và tương lai của ngành B2B Sourcing - Giải pháp thăng hạng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Hội nghị chuyên ngành Thương mại Xuất khẩu 2024 với chủ đề “Hiện tại và tương lai của ngành B2B Sourcing - Giải pháp thăng hạng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu”

Với nội dung chương trình hấp dẫn và góc nhìn đa chiều của các diễn giả, chuyên gia, lãnh đạo trong ngành, những người tham dự có cơ hội hiểu sâu về cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh tế hiện nay, từ đó xây dựng chiến lược dài hạn để khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhiều chủ đề đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên ngành Thương mại Xuất khẩu 2024 như: Xu hướng tìm nguồn cung ứng quốc tế và chiến lược tiếp thị xuất khẩu; cơ hội bứt phá cho ngành điện tử Việt Nam; giải pháp toàn diện cho ngành sản xuất điện tử tại Việt Nam - Triển lãm quốc tế linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam (GEIMS Việt Nam)…

Ông Sam Hui, Phó Chủ tịch Global Sources cho biết, ngày nay, việc hiểu rõ xu hướng tìm nguồn cung ứng của nhà mua hàng là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuyên biên giới. Khi toàn cầu hóa phát triển, các công ty phải bắt kịp những xu hướng mới nhất trong việc tìm nguồn cung ứng quốc tế nếu muốn giữ vững vị thế cạnh tranh.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho rằng, ngành điện tử Việt Nam vẫn còn chứa đựng nhiều khó khăn, tuy nhiên cơ hội bứt phá sẽ đến với những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ và vận dụng thế mạnh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

“Việt Nam đang trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu với minh chứng là một loạt các “ông lớn” đã đặt cứ điểm nhà máy tại Việt Nam” - bà Đỗ Thị Thúy Hương cho hay.

Bà Hương Trần, Trưởng phòng Tư vấn Chuỗi cung ứng tại Source of Asia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với những thay đổi và nắm bắt thời cơ. Trong một môi trường năng động, các doanh nghiệp phải luôn luôn linh hoạt và thích nghi với hoàn cảnh mới. Xu thế các tập đoàn đa quốc gia không chỉ đầu tư vào Trung Quốc, mà đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh sang các quốc gia khác, trước mắt là lợi thế để Việt Nam khẳng định vị thế chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về nguồn cung ứng

Điểm nổi bật tại hội nghị là sự ra mắt Triển lãm quốc tế linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam (GEIMS Việt Nam), với sứ mệnh thúc đẩy giao thương toàn cầu và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về nguồn cung ứng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất điện tử.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Global Sources và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA)

GEIMS Việt Nam là một bước ngoặc quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất điện tử tại Việt Nam. Sự kiện này cung cấp giải pháp toàn diện về linh kiện điện tử nhằm củng cố vị thế của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất điện tử của thế giới” - ông Wilson Wu, Phó Chủ tịch Global Sources khẳng định.

Sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 28-30/11/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, Hà Nội. Với diện tích trưng bày hơn 10.000 mét vuông, GEIMS Việt Nam dự kiến thu hút hơn 200 nhà trưng bày đến từ hơn 10 quốc gia và khu vực, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Bắc Trung Hoa, ASEAN, Châu Âu, Hoa Kỳ, và nhiều khu vực khác.

Với sự tham gia của khoảng 10.000 khách thương mại, GEIMS Việt Nam hứa hẹn là một sự kiện quan trọng dành cho các chuyên gia trong ngành, và là điểm đến mới để cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất cũng như thúc đẩy các kết nối quan trọng trong ngành sản xuất điện tử.

GEIMS Việt Nam sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua hàng ngày càng tăng trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam. Sự kiện này sẽ mang đến giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất điện tử của Việt Nam trong các lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, năng lượng mới, nhà thông minh, thiết bị y tế, ô tô và nhiều ngành nghề khác. Người tham dự có thể khám phá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, bao gồm linh kiện điện tử, bộ dây điện, PCBA, thiết bị lắp ráp và thử nghiệm, khuôn đúc/ép, cơ khí chính xác, và công nghệ năng lượng mới.

Tại hội nghị lần này đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Global Sources và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), chính thức đánh dấu mối quan hệ đối tác chiến lược cho sự kiện Triển lãm Quốc tế Linh kiện điện tử và Sản xuất thông minh tại Việt Nam (GEIMS Việt Nam) sắp diễn ra.

Thông qua Biên bản ghi nhớ này, Global Sources và VEIA sẽ hợp tác chặt chẽ, tận dụng tối đa chuyên môn, nguồn lực và mạng lưới kết nối của cả hai bên để xây dựng một nền tảng toàn diện, giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp cận công nghệ tiên tiến, linh kiện chất lượng cao và cơ hội kinh doanh mới.

Bên cạnh đó, hội nghị còn chứng kiến lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Global Sources với BW Industrial Development JSC và Sunrise Big Data, khẳng định vai trò đối tác chiến lược cho triển lãm GEIMS Việt Nam.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: chuỗi cung ứng

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN