Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3 Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu" do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng Forest Trends phối hợp tổ chức chiều 6/12, tại Hà Nội.

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam và có thể có những thay đổi rất lớn trong thời gian tới.

Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
Tọa đàm ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Những thay đổi này có thể được tạo ra do chính sách thuế mới được Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này trong tương lai. Trung Quốc, Mexico và Việt Nam lần lượt là ba quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra mức thuế 60% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 15-20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Dự báo, năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 16,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 9 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này đạt trên 230 triệu USD. Như vậy, tính riêng thị trường Hoa kỳ, ngành gỗ Việt đã xuất siêu khoảng 8,8 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm. Điều này cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường chủ lực và quan trọng hàng đầu của ngành gỗ Việt.

Với sự thay đổi chính sách sắp tới của thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng có thể được hưởng lợi từ mức thuế cao của Hoa Kỳ áp dụng đối với các hàng hóa từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt khâu nhập khẩu và đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, Việt Nam có thể chịu các tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có thể áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong đó có các mặt hàng gỗ. Điều này sẽ gây ra các khó khăn trong khâu xuất khẩu và tác động tới sản xuất.

Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ về chính sách, thời gian tới, ngành gỗ cần chuẩn bị gì và phải làm gì đang là câu hỏi được đặt ra cho toàn bộ các bên liên quan, từ cơ quan nhà nước cho tới các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt.

Khuyến nghị với doanh nghiệp và kiến nghị với cơ quan chức năng

Tại Tọa đàm, đại diện cơ quan thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, các diễn giả/chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ và cập nhật các thông tin như: Thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và tác động tới các ngành hàng của Việt Nam trong tương lai; thương mại gỗ Việt Nam - Hoa Kỳ trong mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; đầu tư của nước ngoài và Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam trong những năm gần đây.

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Phân tích và đưa ra các dự báo về các khó khăn cũng như các thuận lợi mà ngành gỗ Việt Nam sẽ được hưởng, đồng thời cũng đưa ra khuyến nghị rất quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp ngành gỗ Việt cần làm gì để giảm chênh lệch về cán cân thương mại khi xuất siêu của ngành gỗ tại thị trường này lên tới 8,8 tỷ USD, TS. Huỳnh Thế Du - giảng viên Chính sách công, Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam – cho hay, các doanh nghiệp Việt cần tăng cường đầu tư trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ. Cùng với đó, tăng giao thương/liên kết và hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ, đây cũng là cơ hội để cho các doanh nghiệp ngành gỗ mở rộng thị trường phân phối trực tiếp tại thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại thị trường Việt Nam.

Trong bài chia sẻ của TS. Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends - cũng đã đưa ra các minh chứng để có phân tích rõ hơn bức tranh ngành gỗ, trong đó, đưa ra ba nhận định chính gồm: Dịch chuyển chuỗi cung ứng; dịch chuyển về dòng vốn đầu tư Trung Quốc sang các nước khác và dịch chuyển về nhập cư.

Phát biểu kết luận tọa đàm, ông Đỗ Xuân Lập cho hay, dựa trên chia sẻ của các đại biểu, trong bối cảnh hiện tại của ngành gỗ và kịch bản thuế sắp tới đối với các thị trường, trong đó có Việt Nam, ngành gỗ Việt kiến nghị các cơ quan nhà nước tiếp tục đồng hành cùng ngành gỗ trong thời gian sắp tới về việc cung cấp thông tin về cảnh báo chính sách, rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đồng thời, cung cấp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ Việt khi các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ; đầu mối tổ chức các buổi tọa đàm kết nối doanh nghiệp giữa hai nước nhằm khuyến khích đầu tư ở cả hai hình thức. Bên cạnh đó, cũng cần có sự quảng bá/giới thiệu về ngành gỗ Việt Nam bền vững, hợp pháp với các đối tác.

Các hiệp hội cũng kiến nghị cơ quan nhà nước cần có các chính sách cởi mở về đầu tư nhưng vẫn quản trị được các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ.

Bên cạnh việc cần hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các hiệp hội cũng như doanh nghiệp ngành gỗ, hiện cũng đã bước đầu chủ động một số hoạt động nhằm giảm thiểu tác động. Cụ thể như: Đảm bảo chuỗi cung ứng đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ; chuẩn bị trước các phương án có khả năng xảy ra trong năm 2025, nếu Hoa Kỳ áp thuế và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; quảng bá và giới thiệu hình ảnh gỗ Việt mạnh mẽ qua các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; tìm kiếm cơ hội để mở hệ thống phân phối mặt hàng gỗ tại Hoa Kỳ; tăng cường hợp tác với các đối tác, cơ quan, các hiệp hội, đơn vị bạn hàng tại Hoa Kỳ; tăng cường chia sẻ thông tin với các bên liên quan.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ là đầu mối tiếp nhận các kênh thông tin để chia sẻ tới các doanh nghiệp ngành gỗ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA