Thâm hụt thương mại: Một cách nhìn mới

GDP chạy đi đâu khi thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và thuế sản xuất năm 2013 tăng giá trên 10%, phải chăng nó chạy vào khu vực FDI, nếu nhìn vào chỉ tiêu xuất nhập khẩu theo sở hữu.
Tháng 4/2014, Việt Nam nhập siêu 400 triệu USD.

Tháng 4/2014, Việt Nam nhập siêu 400 triệu USD.

CôngThương - Chuyên gia thống kê Bùi Trinh và Kiyoshi Kobayashi- Đại học Kyoto- đã dựa trên cấu trúc của nền kinh tế, thông qua bảng Cân đối liên ngành năm 2007 và bảng Nguồn và sử dụng năm 2010 để đưa ra một cách nhìn mới về thâm hụt thương mại.

Thâm hụt ngày càng tăng

Hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng nền kinh tế phải đối mặt với thâm hụt thương mại kéo dài và có xu hướng ngày càng tăng, dẫn đến bất ổn định kinh tế vĩ mô. Theo Tổng cục thống kê, tháng 4/2014, Việt Nam nhập siêu 400 triệu USD.

Nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2011. Nguyên nhân nhập siêu không phải do nhu cầu tiêu dùng cuối cùng, bởi nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hàng nhập khẩu chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số nhập khẩu.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này ;là do nền công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng yếu kém, năng suất thấp, công nghệ thấp và liên tục gia tăng đầu vào trung gian trên mỗi sản phầm đầu ra trong thời gian qua. Thêm vào đó, cách thức bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu của Việt Nam rất tùy tiện dẫn đến những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất ngày càng giảm, thậm chí âm.

Theo các chuyên gia, để đạt được tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm 50% trong GDP và chỉ số lan tỏa lớn hơn 1, cần giảm đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất. Điều này có thể bị sốc với nhiều người, tuy nhiên, đó là một thực tế của nền kinh tế mà đất nước phải chấp nhận.

FDI đang lấn lướt

Năm 2013, GDP từ góc độ thu nhập, bao gồm từ lao động, vốn và thuế sản xuất thì khoản nào trong 3 khoản này tăng trưởng bao gồm tăng giá trên 10% (5,42% tăng lượng và sấp xỉ 7% tăng giá).

Chuyên gia Bùi Trinh và Kiyoshi Kobayashi:

Sự lấn lướt của khu vực có vốn nước ngoài đối với khu vực kinh tế trong nước là rất rõ ràng và sự tái cấu trúc về mặt sở hữu đã, đang diễn ra mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.

Nếu tăng trưởng năm 2013 như vậy thì GDP chạy đi đâu? Nhìn vào chỉ tiêu xuất nhập khẩu theo sở hữu, phải chăng nó chạy vào khu vực FDI và chạy vào một số doanh nghiệp độc quyền? “Trong cả hai trường hợp này, việc tăng trưởng GDP dường như không còn ý nghĩa với người dân”- nhóm nghiên cứu đặt vấn đề.

Năm 2013, theo phân tích của nhóm nghiên cứu, dù không có dự án rầm rộ, nhưng cơ cấu về sở hữu đang dịch chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI và tiền quy tụ vào một nhóm thiểu số trong cộng đồng dân cư. Nhưng nếu nhìn vào số liệu thống kê lại thấy, dường như có sự vô lý khi mà tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực FDI chỉ chiếm xấp xỉ 20% GDP.

Phân tích số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 2000- 2013 cho thấy, thâm hụt thương mại đỉnh điểm vào năm 2008 (hơn 18 tỷ USD) rồi giảm liên tiếp đến 2012 và 2013 thặng dư thương mại trở thành dương tương ứng là 749 triệu USD và 863 triệu USD. Điều này cũng không hoàn toàn là tốt, đặc biệt nếu nhìn vào cấu trúc về sở hữu của xuất nhập khẩu.

Nếu năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chiếm trong tổng giá trị xuất khẩu 53% thì đến 2013 tỷ trọng này chỉ còn 33%, trong khi tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 47% lên 67%. Điều này phần nào phản ánh nền sản xuất trong nước đang dich chuyển sở hữu một cách mạnh mẽ.

Do không chịu ảnh hưởng của cơ chế, khu vực kinh tế FDI đang chiếm lĩnh “trận địa”, lấn lướt khu vực kinh tế trong nước. Nhìn trong ngắn hạn, dường như thặng dư thương mại dương và GDP tăng trưởng do tăng trưởng của khu vực FDI là điều tốt nhưng về trung và dài hạn sẽ ra sao khi nền sản xuất trong nước bị nước ngoài khống chế.

Chẳng hạn, năm 2012 thặng dư thương mại là 749 triệu USD, năm 2013 thặng dư thương mại là 864 triệu USD thì luồng tiền chi trả sở hữu thuần (chi trả sở hữu - thu nhập sở hữu) thuần ra nước ngoài là 6,9 tỷ USD (năm 2012, theo số liệu của ADB và TCTK) và theo ước tính cá nhân thì năm 2013 chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài khoảng xấp xỉ 8 tỷ USD.

Thực tế đó dẫn nhóm nghiên cứu đến nhận xét: “Khi hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu luôn thấp và ngày càng thấp thì các chính sách ưu đãi xuất khẩu dường như nới rộng khoảng cách về sự phân biệt giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước”.

Một vấn đề nữa được nhóm nghiên cứu lưu ý, tuy 2 năm 2012 và 2013 xét về tổng quát thì thặng dư thương mại về hàng hóa là dương nhưng xét về từng khu vực sở hữu thì khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu.

Năm 2000 khu vực kinh tế trong nước nhập siêu khoảng 3 tỷ USD thì năm 2013 nhập siêu của khu vực này là 13 tỷ USD, tăng 362%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thặng dư thương mại luôn luôn dương.

Năm 2000 thặng dư thương mại của khu vực này là 2,4 tỷ USD, đến năm 2013 thặng dư thương mại của khu vực này xấp xỉ 14 tỷ USD, tăng 568%. Đó là chưa kể khu vực kinh tế trong nước cũng cơ bản là kinh tế gia công và xuất khẩu.

Ở đây, theo nhóm nghiên cứu, vấn đề không phải là cấm đoán hoặc có một biện pháp nào đó với khu vực FDI, mà cần tạo điều kiện, tạo cơ chế thuận lợi để kinh tế trong nước, đặc biệt kinh tế tư nhân, cùng phát triển bình đẳng. Do đó, việc nới room cho các doanh nghiệp FDI cần tính toán rõ ràng và kỹ lưỡng.

Hải Vân

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Xem thêm