Chủ nhật 22/12/2024 16:12

Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Thị trường carbon sắp được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh.

Ngày 4/9, đã diễn ra Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành Công Thương” do Tạp chí Công Thương tổ chức.

Toàn cảnh Tọa đàm

Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (gọi tắt NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải, trong đó có giảm phát thải khí nhà kính.

Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Trong đó, có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp.

Ngày 2/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị. Theo đó, kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của các tổ chức và doanh nghiệp ngành Công Thương đối với hoạt động mua, bán, trao đổi tín chỉ carbon, thị trường carbon trong thực hiện NDC và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.

Tham gia vào thị trường carbon là bước đi chiến lược

Theo ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững(Bộ Công Thương) cho biết, phát triển thị trường carbon là giải pháp quan trọng đóng góp vào tiến trình giảm phát thải khí nhà kính quốc gia. Đây còn là cơ hội huy động nguồn vốn của xã hội tham gia vào hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mỗi một tấn CO2 đạt tiêu chuẩn của thị trường được coi là một tín chỉ carbon và được giao dịch trên thị trường.

“Hiện Việt Nam đang tích cực chuẩn bị để thị trường carbon chính thức vận hành từ năm 2029. Giai đoạn từ nay đến năm 2028 sẽ tập trung vào xây dựng cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng và các điều kiện kỹ thuật cần thiết để triển khai thị trường carbon. Một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển các quy định liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và sản xuất tín chỉ carbon chất lượng cao”- ông Hoàng Văn Tâm thông tin và cho rằng, tham gia vào thị trường carbon là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp không chỉ giảm thiểu rủi ro môi trường mà còn tăng cường khả năng thích ứng với các quy định ngày càng nghiêm ngặt của thị trường toàn cầu.

PGS-TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, ngành xi măng đóng góp tới 80% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, sản xuất clinke - một thành phần chính trong xi măng - là nguồn phát thải chính, chiếm hơn 90% tổng lượng CO2 phát thải.

Cụ thể, 3 nguồn phát thải chính trong sản xuất xi măng gồm: Từ nguyên liệu (57%-58%), từ quá trình nung clinke (36%-38%) và từ việc sử dụng điện (5,5%-6%). Để giảm phát thải, các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các biện pháp giảm phát thải như sử dụng nhiên liệu thay thế, cải thiện hiệu suất năng lượng, và triển khai công nghệ thu giữ và chôn lấp CO2. Mục tiêu của ngành là giảm phát thải CO2 trên mỗi tấn xi măng xuống còn 650 kg vào năm 2030 và không quá 550 kg vào năm 2050.

Từ năm 2026, Nhà nước sẽ chính thức giao hạn mức phát thải carbon cho từng nhà máy xi măng. Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy sản xuất xi măng, clinke. Theo đó, tất cả các nhà máy sản xuất xi măng này đều nằm trong danh sách các doanh nghiệp phải có hạn mức phát thải carbon do Chính phủ quy định sau này. Cho nên tất cả các doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề và có sự chuẩn bị đón nhận quy định mới của Chính phủ cũng như các giải pháp giảm thiểu được lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất.

Chỉ ra 4 thách thức lớn trong triển khai thị trường carbon tại Việt Nam, ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN cho biết, đó là khó về nguồn nhân lực, phương pháp, tài chính và máy móc-thiết bị.

Về phương pháp thực hiện, thực tế là doanh nghiệp, kể cả các chuyên gia phần lớn đang rất loay hoay, không biết thị trường sẽ được vận hành như thế nào. Hay về tài chính, công nghệ chuyển đổi xanh và giảm phát thải thường có suất đầu tư lớn và lớn hơn những công nghệ truyền thống rất nhiều.

Cho dù là thị trường carbon bắt buộc hay tự nguyện thì các doanh nghiệp phải biết mình đang phát thải như thế nào, đang phát thải nhiều ở những quy trình nào, quá trình nào và nó phải được đo đếm bằng những con số cụ thể để có giải pháp.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh hiện tại, việc hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở khóa thị trường carbon cho Việt Nam.

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường carbon

Để phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đang triển khai nhiều giải pháp. Ông Hoàng Văn Tâm cho biết, việc xây dựng và vận hành thị trường carbon sẽ cần một thời gian dài để hoàn thiện. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon đã đưa ra khung pháp lý cao nhất, tuy nhiên các quy định cụ thể vẫn đang được triển khai.

Thị trường carbon sắp được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh.

Bộ Công Thương đang nâng cao năng lực cho doanh nghiệp để đáp ứng quá trình tham gia thị trường carbon. Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về chuẩn bị hàng hóa cho thị trường, bao gồm hạn ngạch phát thải carbon và tín chỉ carbon - 2 loại sản phẩm chủ yếu có thể giao dịch. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai cơ quan chủ trì xây dựng và vận hành thị trường carbon trong thời gian tới.

PGS-TS. Lương Đức Long cho hay, ngành công nghiệp xi măng đã có hơn 100 năm, người trong ngành đều nhìn nhận quá trình công nghệ khá rõ ràng có thể tự tính toán từ các quá trình hóa học để biết phát thải carbon bao nhiêu trên một tấn sản phẩm? Điều mà ngành này đang thiếu hiện nay chính là các quy định của Nhà nước, hệ thống công cụ, tiêu chuẩn.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Võ Trường An bày tỏ, các cam kết quốc tế và áp lực từ biến đổi khí hậu là động lực lớn cho việc phát triển thị trường carbon. Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN đang hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và đăng ký các dự án tín chỉ carbon, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Việc chuyển đổi xanh cần đi đôi với chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và theo dõi các quy trình liên quan đến tín chỉ carbon. Ông cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, nhưng sự quan tâm từ các doanh nghiệp lớn và tập đoàn FDI đang ngày càng tăng lên.

Nhìn chung, sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức tư vấn, hỗ trợ sẽ thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam. Với những nỗ lực hiện tại và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thị trường carbon hứa hẹn trở thành một công cụ quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Theo dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2025 đến 2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc.

Giai đoạn từ năm 2029, thị trường carbon được vận hành chính thức trên toàn quốc và chuẩn bị cho việc kết nối thị trường carbon trong nước với khu vực và thế giới.

Duy Anh

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành