Thứ năm 28/11/2024 13:13

Thái Bình - Phát huy lợi thế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hàn Quốc

Ngày 23/6, tại Hà Nội diễn ra lễ trao bản ghi nhớ về chương trình đối tác tăng trưởng đô thị giữa UBND tỉnh Thái Bình với Tổng Công ty Nhà đất Hàn Quốc.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cùng chứng kiến sự hợp tác quan trọng này. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhân chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc tại Việt Nam. Phía tỉnh Thái Bình có ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Thái Bình dự buổi lễ.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống Yoon Suk Yeol và hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc đến thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và nghe các định hướng phát triển của phía bạn, UBND Thái Bình chủ động hợp tác với Tổng Công ty Nhà đất Hàn Quốc nhằm phát triển các khu công nghiệp và hạ tầng công cộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đô thị của tỉnh trong thời gian tới.

Chương trình đối tác tăng trưởng đô thị hướng tới tăng cường trao đổi và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạ tầng công cộng như đô thị mới, khu công nghiệp, nhà ở, giao thông.

Tổng Công ty Nhà đất Hàn Quốc là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ Hàn Quốc. Các lĩnh vực bất động sản mà Tổng Công ty phát triển gồm nhà ở xã hội, thành phố thông minh, khu công nghiệp, phát triển thành phố mới và tái tạo đô thị.

Tại Hàn Quốc, Tổng Công ty Nhà đất Hàn Quốc đang đầu tư phát triển 13 khu công nghiệp phức hợp với quy mô 3.345 ha, tổng mức đầu tư 6.385 tỷ won, tương đương 5,6 tỷ USD.

Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND Thái Bình chia sẻ: Thái Bình có lợi thế về quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, trong đó Khu kinh tế Thái Bình có diện tích gần 31.000 ha. Hạ tầng giao thông của Thái Bình đang được đầu tư hiện đại, đồng bộ, kết nối; Thái Bình cũng đang phát triển nhiều khu đô thị, quy hoạch triển khai các dự án nhà ở xã hội. Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Thái Bình ở mức 11%, thấp hơn so với trung bình của khu vực và cả nước.

Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn song tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) của Thái Bình đạt 9,52%. Tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 660 triệu USD, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực sự đã ra tạo động lực tăng trưởng cho Thái Bình trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Bình luôn đứng tốp đầu của cả nước Quy mô nền kinh tế năm 2022 của Thái Bình tăng 12,6% so với năm 2021, gấp 2 lần so với năm 2016, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 58,9 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2021 và gấp 1,9 lần so với năm 2016.

Kết quả thu hút đầu tư và xu hướng đầu tư vào tỉnh cho thấy Thái Bình đang trở thành một địa bàn hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.

“Việc ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Tổng Công ty Nhà đất Hàn Quốc phù hợp với tiềm năng, nhu cầu và mong muốn hợp tác của hai bên, hướng đến mục tiêu thiết lập xây dựng mô hình đi đầu, phát triển bền vững. Thái Bình kỳ vọng chương trình hợp tác thành công sẽ hình thành các khu đô thị mới thông minh, các khu công nghiệp và hạ tầng công cộng hiện đại nhằm ứng phó một cách chủ động với các vấn đề đô thị có thể phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, sự hợp tác này sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Thái Bình góp phần củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Hàn Quốc và lợi ích hài hòa của hai quốc gia cũng như đưa kinh tế - xã hội của Thái Bình bứt phá phát triển mạnh mẽ trong những năm tới”, ông Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: thu hút đầu tư Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024