Thứ hai 25/11/2024 23:28

Thách thức vận hành lưới điện dịp Tết khi phụ tải giảm nhưng điện áp tăng

Theo cách hiểu thông thường, vào dịp Tết, nhu cầu điện giảm, công tác vận hành bớt căng thẳng hơn tuy nhiên thực tế không phải vậy.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trung bình tháng 2/2024 dự kiến đạt 636,8 triệu kWh/ngày, giảm 11.92% so với cùng kỳ năm 2023. Sở dĩ sản xuất điện giảm là do phụ tải dịp Tết Nguyên đán giảm, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở tiêu dùng điện lớn (điện công nghiệp) đều tạm nghỉ hoặc giảm sản xuất. Trong khi đó nhu cầu điện sinh hoạt, du lịch sẽ tăng lên.

Ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương về phương án vận hành hệ thống điện dịp Tết ngày 6/2/2024 (Ảnh: Đình Dũng)

Như thường lệ, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán sẽ thấp hơn ngày thường. Dự báo, dịp Tết Giáp Thìn 2024, sản lượng trung bình ngày đạt khoảng 470,9 triệu kWh/ngày thấp hơn 307 triệu kWh/ngày so với Atb (sản lượng điện sử dụng trung bình một tháng) ngày tháng 1/2024 (778 triệu kWh/ngày), tức tương đương 60,6% Atb ngày của tháng 1/2024. Công suất lớn nhất của hệ thống điện (Pmax) là 28,956 MW (ngày 09/02) và Pmin là 14,667 MW (ngày 10/02).

Phân loại

08/02

(29 Tết)

09/02

(30 Tết)

10/02

(01 Tết)

11/02

(02 Tết)

12/02

(03 Tết)

13/02

(04 Tết)

14/02

(05 Tết)

Angày (triệu kWh)

502,0

512,5

443,5

452,1

450,5

454,0

482,2

Pmax (MWh)

28,247

28,956

24,157

24,288

24,192

25,366

27,618

Pmin (MWh)

17,535

15,937

14,667

15,387

15,429

14,973

15,304

Đại diện Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, do nhu cầu sử dụng điện toàn hệ thống thấp hơn nhiều so với ngày làm việc bình thường nên việc vận hành hệ thống điện phải đối mặt với 2 vấn đề lớn: Thứ nhất là hiện tượng dư thừa nguồn trên hệ thống; thứ hai là điện áp trên lưới điện lưới điện truyền tải sẽ tăng cao hơn so với chế độ bình thường.

Điện áp tăng là do nhiều người cùng sử dụng điện trong cùng một thời điểm, nhất là giờ cao điểm trưa hoặc tối. Hậu quả có thể làm các thiết bị nhạy cảm dừng hoạt động. Mặt khác, nếu biên độ điện áp tăng cao có thể gây hỏng máy móc vì các thiết bị bảo vệ chưa kịp tác động. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ gây hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ của các thiết bị điện.

Kỹ sư vận hành hệ thống điện tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Ảnh: Đình Dũng)

Tăng cường phương thức vận hành

Để đảm bảo vận hành an toàn, EVN đã phải xây dựng các phương án cấp điện, trong đó có các phương thức vận hành hệ thống. Theo đó, sẽ bố trí phương thức vận hành nguồn hợp lý đảm bảo an toàn, tin cậy trong điều kiện bình thường và linh hoạt chuyển đổi trong tình huống sự cố; Bố trí hợp lý thời gian sửa chữa các nguồn điện trên toàn hệ thống, đảm bảo đủ công suất dự phòng cho hệ thống tại mọi thời điểm. Đảm bảo số tổ máy để điều chỉnh công suất vô công (hay còn gọi là công suất phản kháng)

Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ Tết, việc bắt buộc phải duy trì một số tổ máy điện truyền thống (như nhiệt điện than, turbine khí, thủy điện...) chạy nền ở mức tối thiểu để đảm bảo ổn định cho hệ thống điện, các ràng buộc chống quả tải lưới điện và chất lượng điện áp gây nhiều khó khăn trong công tác vận hành như: đảm bảo quán tính tối thiểu của hệ thống; đảm bảo dự phòng điều chỉnh tần số trong chế độ thấp điểm...

Khi phụ tải xuống quá thấp, các nguồn truyền thống đã ngừng/giảm phát đến giới hạn kỹ thuật mà tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ, việc điều chỉnh giảm công suất huy động của tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả các nguồn năng lượng tái tạo là yêu cầu bắt buộc.

Đối với lưới điện, A0 đã thực hiện tính toán kiểm tra 03 chế độ cao điểm/thấp điểm trưa/thấp điểm đêm. Trong các chế độ tính toán, các đường dây và Trạm biến áp lưới 500kV, 220kV đều mang tải dưới 80%.

Về truyền tải điện, sẽ tính toán để dảm bảo giới hạn truyền tải trên các đường dây 500kV và các đường dây 220kV liên kết miền trong giới hạn cho phép, thường ở mức thấp để có dự phòng cho các trường hợp sự cố và bất thường.

Bên cạnh đó, trong chế độ thấp điểm trưa hoặc thấp điểm đêm, phụ tải giảm thấp, một số nút 500kV có điện áp cao như Hà Tĩnh, Vũng Áng, Quảng Trạch, Đà Nẵng, Thạnh Mỹ, Dốc Sỏi, Pleiku, Tân Định, Sông Mây, Tân Uyên, Nhà Bè, Mỹ Tho, Ô Môn, một số nút 220kV có điện áp cao: Nho Quan, Hà Tĩnh, Vũng Áng.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Điều chỉnh phụ tải

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh