Thứ ba 19/11/2024 06:35

Tây Ninh: Thị xã Trảng Bàng và Hòa Thành sắp thành đô thị loại III

Đối chiếu với quy định tại Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thị xã Trảng Bàng và thị xã Hòa Thành của tỉnh Tây Ninh đạt tiêu chí của đô thị loại III.

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua thông qua Đề án phân loại đô thị thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III và Nghị quyết thông qua Đề án phân loại đô thị thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III.

Nghị quyết này là cơ sở để tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét thẩm định, phê duyệt Đề án, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hòa Thành và thị xã Trảng Bàng nói riêng và của tỉnh Tây Ninh nói chung.

Cụ thể, theo kết quả chấm điểm, thị xã Trảng Bàng đạt 86,76 điểm, còn mức điểm của thị xã Hòa Thành là 88,29 (mức điểm tối thiểu để trở thành đô thị loại III là 75/100 điểm). Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì thị xã Trảng Bàng và thị xã Hòa Thành đạt tiêu chí đô thị loại III.

Thị xã Trảng Bàng hướng đến đô thị loại III (Ảnh: Cổng TTĐT Trảng Bàng).

Theo đó, đến nay, thị xã Trảng Bàng đã đạt được 57/63 tiêu chuẩn, còn 6 tiêu chuẩn chưa đạt theo tiêu chuẩn của đô thị loại III, bao gồm: Mật độ dân số toàn đô thị; Cơ sở y tế cấp đô thị; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; Nhà tang lễ; Công trình xanh; Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.

Mục tiêu giai đoạn đến năm 2030, thị xã Trảng Bàng xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí đô thị loại III, thành lập thành phố Trảng Bàng và phấn đấu đạt khoảng 75% tiêu chí đô thị loại II. Giai đoạn 2035, phát triển đô thị Trảng Bàng theo các tiêu chí đô thị loại II.

Tuy nhiên trước mắt, thị xã Trảng Bàng tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị ưu tiên với các tiêu chuẩn chưa đạt, bảo đảm tiêu chí đô thị loại III. Đồng thời nâng cao các chỉ tiêu còn thiếu. Trong đó, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực nâng cấp các xã thành phường giai đoạn từ nay đến năm 2025, để bảo đảm các tiêu chuẩn đối với đô thị loại III. Trảng Bàng xác định quản lý, xây dựng đô thị Trảng Bàng theo mô hình đô thị xanh, công nghệ cao, đô thị thông minh.

Trung tâm thị xã Hòa Thành - (Ảnh: Báo Tây Ninh).

Còn đối với thị xã Hòa Thành thì hiện nay đã đạt được 59/63 tiêu chuẩn, còn 4 tiêu chuẩn chưa đạt theo tiêu chuẩn của đô thị loại III, bao gồm: Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất; Có 1 công trình xanh (hoặc 2 công trình xanh trở lên) đã được cấp giấy chứng nhận; Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.

Theo ông Lê Hồng Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoà Thành, mục tiêu trong xây dựng đô thị của thị xã Hoà Thành giai đoạn đến năm 2025 là phát triển thị xã Hoà Thành đáp ứng tiêu chuẩn về đánh giá phân loại đô thị loại III, nâng cấp thị xã lên thành phố thuộc tỉnh.

Giai đoạn đến năm 2030, thị xã Hoà Thành trở thành thành phố Hoà Thành; tiếp tục củng cố, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị theo tiêu chí của đô thị loại III, phấn đấu đạt khoảng 75% tiêu chí đô thị loại II. Giai đoạn đến năm 2035, thành phố Hoà Thành phấn đấu đạt tiêu chí của đô thị loại II.

Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1736/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong quy hoạch này, tỉnh Tây Ninh hướng đến phát triển hệ thống đô thị xanh, thành phố thông minh. Dự kiến đến năm 2030, tỉnh có 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 5 đô thị loại IV và 7 đô thị mới loại V. Trong đó, TP. Tây Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại II và sẽ tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hoàn thiện đạt cơ bản các tiêu chí của đô thị loại I.

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số