Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Gia Lai không triển khai đầu tư giàn trải trong các chương trình MTQG Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tây Nguyên |
Khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia
Sáng 10/2, tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về công tác triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về công tác triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia |
Giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển cho 5 tỉnh Tây Nguyên là trên 11.731 tỷ đồng, chiếm 11,73% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước.
Riêng năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho Vùng Tây Nguyên là 3.878,700 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022), chiếm 11,38% tổng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho toàn quốc, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 2.801,213 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.077,484 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì hiện nay Trung ương vẫn chưa ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, cụ thể; một số quy định do Trung ương ban hành hướng dẫn chưa phù hợp với thực tế tại địa phương tạo ra nhiều khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể một số nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí; chưa hướng dẫn cơ chế lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia…
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là 2 chương trình về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số-miền núi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch - cho rằng: Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành định mức về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và công trình nước sinh hoạt tập trung nên tỉnh gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, theo quy định thì không cho phép sử dụng kinh phí hỗ trợ mua đất sản xuất nên một số huyện trong tỉnh không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ hộ nghèo, gặp rất nhiều khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch |
Với những thực tế vướng mắc ở vùng Tây Nguyên trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đề nghị: Chúng tôi mong rằng những đề xuất ở đây sẽ sớm được ban hành, như: quy định về lồng ghép nguồn vốn trên địa bàn; ban hành định mức, hướng dẫn, trong đó có đất ở, đất sản xuất cho dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể hơn, tỉnh vẫn tập trung triển khai theo kế hoạch để đảm bảo mục tiêu kết hoạch và tập trung giải ngân đảm bảo tiến độ vốn.
Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Tại hội nghị, sau khi lắng nghe báo cáo của các địa phương, các Bộ, ngành Trung ương đã phân tích những nguyên nhân tồn tại, đồng thời cũng định hướng các địa phương tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở cập nhật kiến nghị của các địa phương để cùng phối hợp tháo gỡ và có hướng dẫn sớm nhất đối với những vấn đề tồn tại để giúp các địa phương triển khai hiệu quả trong thời gian tới.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng: Những khó khăn lớn hiện nay là hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ; thiếu hướng dẫn tiêu chuẩn quy định khung từ Trung ương; có những quy định chưa rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó để các địa phương thực hiện nên cần phải có sự điều chỉnh; các địa phương vẫn đang và có khái niệm lồng ghép các chương trình chưa rõ nên có sự chông chênh về tiêu chí, tiêu chuẩn quy định và thậm chí quy trình của các chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là vấn đề cần xử lý để triển khai thực hiện đồng bộ.
Để phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý các địa phương một số vấn đề như: Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG; đồng thời tính toán ưu tiên các chương trình, dự án có tính khả thi cao; chủ động trong công tác phối hợp triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương. |
Việc sử dụng các nguồn vốn hiện nay còn chưa hợp lý đối với từng công trình, chương trình và từng địa phương, song song đó là áp lực giải ngân khiến cho kết quả thực hiện các chương trình, dự án có nguy cơ chất lượng không cao, hồ sơ không đúng quy định…
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương cần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình để kịp thời khắc phục những yếu tố rủi ro chủ quan, khách quan trong quá trình thực hiện.
Để phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý các địa phương một số vấn đề như: Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời tính toán ưu tiên các chương trình, dự án có tính khả thi cao; chủ động trong công tác phối hợp triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương.