Thứ sáu 08/11/2024 12:30

Tạo điều kiện cho người chấp hành án là người nghèo

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung, ý kiến khác nhau của dự án Luật Đặc xá (sửa đổi). Đây là đạo luật quan trọng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tội, bị kết án phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo tốt hơn, sớm được trở lại với cộng đồng.  

Bổ sung các tội danh không được đặc xá

Một số ý kiến cho rằng không nên đề nghị đặc xá đối với người "trước đó đã được đặc xá" hoặc "có từ hai tiền án trở lên". Vấn đề này Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình: Luật đặc xá hiện hành quy định không đề nghị đặc xá đối với 2 trường hợp này, được cho là phù hợp, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và qua thực tiễn thi hành không phát sinh vướng mắc, khó khăn. Do đó, điều 12 dự thảo luật giữ lại 2 trường hợp không đề nghị đặc xá nêu trên.

Quốc hội thảo luận về Luật Đặc xá tại hội trường

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các điều kiện đặc xá là nhằm tạo động lực cho người chấp hành án phấn đấu cải tạo, đồng thời bảo đảm đồng bộ với các luật về tư pháp mới được Quốc hội ban hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung rà soát và bổ sung các tội không đề nghị đặc xá, chủ yếu thuộc chương về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và chương về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Cụ thể, dự thảo Luật đặc xá sửa đổi quy định không đề nghị đặc xá với người bị kết án về một trong các tội: phản bội Tổ quốc, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, gián điệp, xâm phạm an ninh lãnh thổ, bạo loạn và khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh, và khủng bố.

Thảo luận về dự thảo, đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương) lưu ý, người bị kết án tội tham nhũng phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản là chặt chẽ và thể hiện sự nghiêm minh. Đối với trường hợp người bị kết án về tội phạm khác không phải là tội phạm tham nhũng mà đã chấp hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, không thể thực hiện được phần nghĩa vụ còn lại thì vẫn được xét đặc xá, song cần làm rõ “đã chấp hành một phần nghĩa vụ” cụ thể là bao nhiêu?

Đại biểu Vũ Trọng Kim cũng lưu ý, rút kinh nghiệm trong 10 năm vừa qua tần suất đặc xá hơi dày, 1 năm rưỡi tổ chức một lần. Nên 3 đến 5 năm, nếu không quy định cụ thể 3 đến 5 năm tiến hành một lần dễ sinh ra chuyện du di tùy tiện, không tốt cho công tác đặc xá. “Vì đây là việc làm rất có ý nghĩa cho nên phải chọn thời điểm và cũng không nên làm dày quá. Dày không phù hợp vì chúng ta còn có chế định về đặc xá và còn có chế định trong Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn. Chính vì thế, chúng ta nên tính thời điểm và tính tần suất phù hợp”- đại biểu Vũ Trọng Kim lưu ý.

Nới điều kiện xét đặc xá với người nghèo

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho hay một số ý kiến đề nghị cân nhắc, không quy định điều kiện phải thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác để tạo điều kiện cho người chấp hành án là người nghèo, chưa có điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự vẫn được xét đặc xá.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu tại Quốc hội

Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy quy định như dự thảo luật dẫn đến có những người mặc dù quá trình cải tạo rất tốt, đáp ứng nhiều điều kiện luật định... nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có khả năng thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự (mà không phải do họ cố tình chây ì, không tự nguyện chấp hành án) thì sẽ không bao giờ được đặc xá.

"Điều này ảnh hưởng đến công bằng xã hội và giảm đi ý nghĩa của chính sách đặc xá, đồng thời làm mất đi động lực của những người bị kết án là người nghèo phấn đấu cải tạo tốt", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo luật bổ sung quy định: Đối với trường hợp người bị kết án về tội phạm khác không phải là tội phạm tham nhũng mà đã chấp hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, không thể thực hiện được phần nghĩa vụ còn lại thì vẫn được xét đặc xá.

Trường hợp này bổ sung quy định nếu có quyết định của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác còn lại đó theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 20/11/2018 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.
Lan Anh - Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?