Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) rất cầu thị tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo luật.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua Đề nghị giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Gỡ rào cản, để ngành điện ngày một phát triển

Chiều 7/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - đoàn Bình Dương đánh giá cao cơ quan soạn thảo rất cầu thị tiếp thu ý kiến, phối hợp với cơ quan thẩm tra tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của các chuyên gia, của các đại biểu Quốc hội và gần sát kỳ họp thì 2 cơ quan vẫn còn tổ chức những hội thảo để tiếp tục lấy ý kiến. Đây là một tinh thần rất đáng hoan nghênh.

Đại biểu cũng thống nhất nội dung của Tờ trình số 520 của Chính phủ ngày 25/9 về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực dựa vào cả cơ sở chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 55 của Trung ương, các cơ sở pháp lý như Nghị quyết 16 của Quốc hội khóa XV và các cơ sở thực tiễn.

Theo đại biểu, ngành điện ngày một phát triển nhưng cũng còn những vấn đề cần phải tháo gỡ. Chẳng hạn như, quy hoạch Điện VIII ra đời, kế hoạch thực hiện quy hoạch đã có nhưng vẫn còn vướng những rào cản, trong khi đó, nhu cầu tăng trưởng ngày càng cao.

"Khi chúng ta xác định bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì GDP tăng trưởng bình quân phải tối thiểu phải 7% một năm, nghĩa là tăng trưởng về điện, nhu cầu về điện sẽ phải từ 11-12% một năm, trong khi những chính sách của chúng ta chưa được tháo gỡ như hiện nay thì cũng rất vướng cho ngành điện nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung" - đại biểu nhận định.

Trong 6 chính sách tại Tờ trình đã nêu và được đánh giá trong Báo cáo 243 của Bộ Công Thương về đánh giá tác động chính sách, đại biểu quan tâm đến chính sách về phát triển năng lượng tái tạo. Báo cáo đã nêu rõ, hiện nay đang thiếu các cơ sở pháp lý để phát triển năng lượng tái tạo, có thể dẫn tới nguy cơ thiếu điện.

Đại biểu nhất trí với dự thảo Luật lần này là trong Điều 7 đã bổ sung một số những nội dung rõ hơn, cụ thể hóa các nội dung về nội địa hóa, đặc biệt là để chế tạo những chi tiết và cụm chi tiết quan trọng tại Việt Nam.

Đại biểu mong muốn Chính phủ cũng sẽ phải quy định rõ thêm về vấn đề này. "Nếu chúng ta không ban hành được một luật về năng lượng tái tạo riêng thì Chính phủ cần phải dựa vào Điều 7 này ban hành thêm các chính sách để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo" - đại biểu nói.

Đại biểu dẫn ví dụ, khi chúng ta phát triển tiềm năng điện gió rất tốt nhưng các thiết bị chúng ta đều phải nhập khẩu của các hãng lớn và các hãng này người ta sản xuất các model chỉ trong vòng 3-4 năm, họ sẽ sản xuất sang một loại hình khác.

Khi chúng ta vận hành mà bị vỡ một ổ bi của hộp số, một bánh răng hay một cánh bị mòn lại phải đặt họ và khi đặt họ chế tạo đơn chiếc phải mất 6 tháng đến một năm và trong khi chờ thiết bị của hãng cung cấp thì tua bin phải dừng thời gian tương ứng.

Đây là tổn hại rất lớn, cho nên đại biểu cho rằng, phải nội địa hóa và càng sớm càng tốt. "Việc chế tạo thiết bị tôi nghĩ đối với ngành cơ khí Việt Nam không có gì khó, đặc biệt với chế tạo đơn chiếc có lẽ chúng ta làm tốt hơn họ, vì chúng ta đã làm đơn chiếc theo đơn đặt hàng còn nhanh và đảm bảo độ bền chắc chắn hơn, hợp lý hơn" - đại biểu nhận định.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các dự án năng lượng tái tạo

Đại biểu Thạch Phước Bình - đoàn Trà Vinh cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc thúc đẩy năng lượng tái tạo là cần thiết để bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
Đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Từ đó, đại biểu đề xuất bổ sung quy định về tỷ lệ đóng góp tối thiểu của năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện quốc gia nhằm đảm bảo lộ trình chuyển dịch sang năng lượng sạch.

Đồng thời, xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các dự án năng lượng tái tạo như ưu đãi thuế, hỗ trợ giá và giảm thiểu thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Quy định rõ ràng và chi tiết về quy trình thẩm định và phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo, đảm bảo minh bạch và đồng bộ.

Về cơ chế điện minh bạch và linh hoạt, đại biểu cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung và làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá điện cho từng loại hình năng lượng khác nhau và cho từng khu vực.

Đại biểu cũng đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng. Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào khung giờ thấp điểm, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về giá điện và quy trình điều chỉnh giá điện. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

Về phát triển thị trường điện cạnh tranh, dự thảo luật cần có lộ trình rõ ràng cho việc chuyển đổi từ cơ chế độc quyền sang thị trường điện cạnh tranh. Cần bổ sung quy định cụ thể về các bước thực hiện mở cửa thị trường điện bao gồm thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc giám sát và điều phối thị trường điện nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Đưa ra các quy định về kiểm soát độc quyền của các tập đoàn lớn trong ngành điện nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và các nhà đầu tư mới.

Về mua, bán điện trực tiếp với nước ngoài, đại biểu nhận định, hiện nay, các quy định về hợp tác mua bán điện với nước ngoài vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc mua, bán trực tiếp điện năng giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng.

Vì vậy, đại biểu đề xuất bổ sung quy định cụ thể về điều kiện, trách nhiệm và cơ chế giám sát các giao dịch mua, bán điện trực tiếp với nước ngoài nhằm tăng cường tính chủ động trong nguồn cung điện và đa dạng hóa nguồn cung. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra và giám sát các giao dịch điện quốc tế nhằm tránh rủi ro về an ninh năng lượng và bảo đảm chất lượng dịch vụ.

Về phát triển điện khí và điện hydro xanh, ông Thạch Phước Bình nhấn mạnh, điện khí và điện hydro xanh đang dần trở thành các nguồn năng lượng sạch và bền vững cần thiết để bổ sung vào hệ thống năng lượng quốc gia.

Ông Bình đề xuất đưa vào các quy định khuyến khích đầu tư và sản xuất điện từ khí đốt và hydro xanh, bao gồm ưu đãi thuế và vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia phát triển các dự án điện khí và hydro xanh. Quy định về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất điện từ hydro và khí đốt, hướng tới các giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, về an toàn và bảo vệ môi trường trong sản xuất và sử dụng điện, đại biểu nhận xét, an toàn và bảo vệ môi trường trong sản xuất điện là một yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện lực Việt Nam, cần tăng cường các quy định về xử lý chất thải và quản lý chất thải nguy hại từ các nhà máy điện, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện; đưa ra quy định rõ ràng về đánh giá tác động môi trường cho từng dự án điện lực, đồng thời giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng điện, đại biểu góp ý, dự thảo luật cần quy định rõ ràng hơn về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo họ được cung cấp dịch vụ điện, điện lực công bằng, minh bạch. Đề xuất quy định các quyền của người tiêu dùng điện như quyền được tiếp cận thông tin về giá điện, quyền khiếu nại và yêu cầu xử lý khi gặp sự cố; đảm bảo nhà cung cấp điện chịu trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ điện liên tục, bảo đảm chất lượng và an toàn, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về bồi thường nếu có.

Về ứng dụng công nghệ thông minh và quản lý điện số hóa. Việc ứng dụng công nghệ mới trong quản lý điện là rất cần thiết để tối ưu hoạt động vận hành hệ thống điện và tăng tính hiệu quả.

Từ đó, đại biểu đề xuất quy định các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông minh như hệ thống lưới điện thông minh và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý, giám sát và tối ưu hóa năng lượng điện, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai công nghệ blockchain trong các giao dịch điện năng, đảm bảo tính minh bạch, an toàn và tiết kiệm chi phí quản lý.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động