Thứ hai 21/04/2025 15:50

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu còn một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án tại các địa phương trên cả nước.

Chiều 7/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Chung đã công bố Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Ảnh: VGP

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các yêu cầu, nhiệm đặt ra về phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi phải có những giải pháp mới, đột phá, quyết liệt hơn, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, một trong những điểm nghẽn rất lớn cần tập trung tháo gỡ đó là các dự án đang vướng mắc, tồn động. Có dự án tồn tại 5 năm, dự án 10 năm, có những dự án còn lâu hơn nữa…

Chỉ qua rà soát sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có khoảng 160 dự án BT chuyển tiếp đang gặp vướng mắc, nguồn lực bị tồn đọng khoảng 59.000 tỷ đồng, quỹ đất đối ứng khoảng 20.000 ha. Từ sự phân tích này, có thể thấy đây là sự lãng phí rất lớn. Nếu được tập trung tháo gỡ sẽ tạo ra nguồn lực lớn cho đất nước, góp phần tăng thu ngân sách, cứu được nhiều doanh nghiệp…" – ông Dũng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất cách làm trước hết là tập trung thống kê các dự án; tổng hợp các dự án đang gặp vướng mắc, tồn động, từ đó xác định nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất giải pháp với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết theo từng nhóm dự án, vấn đề cụ thể.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức song chúng ta kiên định đặt ra yêu cầu về tăng trưởng cao. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, phải khai thác, phát huy tối đa, hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế cho tăng trưởng và phát triển.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh và nêu rõ yêu cầu đối với Ban Chỉ đạo là "Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết". Ảnh: VGP

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nêu: Hiện nay còn một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án tại các địa phương trên cả nước; có dự án đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý, tháo gỡ. Trung ương nêu rõ yêu cầu là phải tập trung xử lý, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc kéo dài, khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc cho thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Các nguồn lực đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án nếu được tháo gỡ, khơi thông hiệu quả sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng và phát triển của các địa phương và cả nước, góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, năm 2025 và thời gian tới”- Phó Thủ tướng nêu.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: Ban Chỉ đạo được thành lập, triển khai nhiệm vụ có sứ mệnh rất nặng nề. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo không chỉ rà soát, tháo gỡ, tham mưu với Đảng, Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, gỡ rối cho các dự án mà còn phải phát hiện ra những "điểm nghẽn" pháp luật để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu với tư cách là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo để bổ sung, hoàn thiện Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ công tác sát yêu cầu thực tiễn, trong đó có lựa chọn lĩnh vực cần tập trung xử lý, tháo gỡ theo thứ tự ưu tiên, trước hết tập trung vào lĩnh vực BT, năng lượng, bất động sản,…

Đồng thời, Phó Thủ tướng Thường trực đồng ý với quan điểm, đề xuất cần thành lập các tổ giúp việc của các thành viên Ban Chỉ đạo ở các bộ, ngành để phối hợp công tác, tham mưu cho các thành viên Ban Chỉ đạo. Tuy nhiên, các tổ giúp việc được thành lập phải tinh gọn, bảo đảm chất lượng, năng lực cán bộ tham gia tổ giúp việc.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: dự án chậm tiến độ

Tin cùng chuyên mục

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử