Thứ hai 18/11/2024 19:17

Tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số, trong đó có một số hỗ trợ đầu tư đặc biệt.

Sáng 5/10, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tiếp tục tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 10. Tại phiên họp, các đại biểu đã thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số - Ảnh: QH

Đề cập của việc cần ban hành Luật này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương cho biết, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 Chương, 73 Điều, được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định còn phù hợp của Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành về công nghiệp công nghệ thông tin; thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành về đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ và đồng bộ với các dự án Luật có liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho thực thi, áp dụng.

Quan điểm xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, đặc biệt là Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Dự án Luật cũng nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng thực thi các quy định pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin theo pháp luật hiện hành.

Đồng thời, đề xuất chính sách khả thi nhằm quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số, trong đó có một số đặc biệt ưu đãi đầu tư và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt.

Dự án Luật đã thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số bao gồm: Nghiên cứu và phát triển công nghệ số; hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số; hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số; doanh nghiệp công nghệ số...

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải cho rằng, dự án Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 phải đảm bảo các mục tiêu cụ thể như: Thể chế hoá đầy đủ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số, công nghiệp công nghệ số.

Bên cạnh đó, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá; là nền tảng, đóng góp vào chuyển đổi số, tạo bứt phát về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác hiệu quả, làm chủ các công nghệ chủ chốt của cách mạng 4.0; tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn của ngành công nghiệp, công nghệ số; tuổi thọ của Luật cao, môi trường pháp lý ổn định, ngày càng hoàn thiện với tính dự báo tốt.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan - đoàn Hà Nội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung, cụ thể hóa ngay trong Luật một số chính sách: Nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số.

Bởi hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến còn khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới, cần được hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Đối với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều đại biểu cho rằng, việc ứng dụng công nghệ mới này là xu thế chung trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi do AI đem lại thì cũng có nhiều rủi ro, hậu quả không tốt được tạo ra và như vậy việc ban hành quy định đối với các hệ thống AI là rất cần thiết.

Theo đó, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa các nội dung đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ AI trong Luật; bổ sung các quy định hạn chế rủi ro, ảnh hưởng của công nghệ AI lên các mặt của đời sống, xã hội.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời