Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung nhiều quy định quan trọng, khép kín quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Chính phủ giải thể Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp Thủ tướng 'tuýt còi' doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 13/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước đa tầng

Liên quan vấn đề phân cấp, phân quyền, đơn giản thủ tục hành chính, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn nhà nước; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.

Phan Văn Mãi
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi. Ảnh: VPQH

Cắt giảm 7/24 (khoảng 30%) thủ tục hành chính; khoảng 50% số thủ tục trình lên Thủ tướng Chính phủ được cắt giảm hoặc phân cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, quy định đối tượng áp dụng bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp từ dưới 50% vốn điều lệ.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trên cơ sở nguyên tắc quản lý vốn nhà nước thông qua người đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung quy định phù hợp.

Theo đó, dự thảo Luật đã làm rõ khái niệm “người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên”. Đồng thời, chỉnh lý các điều khoản liên quan như Điều 37, 38, 39, khoản 3 Điều 54… nhằm bảo đảm bao quát cả việc quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu từ 50% trở xuống.

Quan điểm được quán triệt là: Ở đâu có vốn của Nhà nước, ở đó phải có sự quản lý của Nhà nước với mức độ phù hợp", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính nhấn mạnh.

Về doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn (doanh nghiệp F2, F3…): Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng áp dụng là doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn (F2) và quy định mức độ quản lý tương ứng.

Về nội dung này, Báo cáo thẩm tra nêu rõ, theo nguyên tắc, Nhà nước thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hay quản trị điều hành của doanh nghiệp.

Dự thảo Luật kế thừa Luật số 69, tiếp tục quy định việc quản lý doanh nghiệp F2 thông qua người đại diện phần vốn của doanh nghiệp F1 (doanh nghiệp có vốn nhà nước). Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không bổ sung doanh nghiệp F2 vào phạm vi điều chỉnh của Điều 2. Tuy nhiên, để đảm bảo không có khoảng trống pháp lý, dự thảo Luật đã quy định rõ về việc quản lý vốn đầu tư của doanh nghiệp tại Điều 28 và quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn tại Điều 40.

Không để khoảng trống pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Một số ý kiến đề xuất bổ sung vào đối tượng áp dụng các doanh nghiệp do tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, hội nghề nghiệp thành lập, để có cơ sở pháp lý cho các tổ chức này hoạt động.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Do vốn điều lệ của các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng này thường sử dụng nhiều nguồn vốn hỗn hợp, không hoàn toàn từ ngân sách nhà nước, nên việc đưa vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật là chưa phù hợp. Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư và quản lý vốn, dự thảo đã bổ sung một điều khoản riêng tại phần quy định về thi hành luật.

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Sáng 13/5, Quốc hội tiến hành họp phiên toàn thể tại hội trường. Ảnh: VPQH

Liên quan đến Ngân hàng Hợp tác xã, đây là đối tượng được thành lập từ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng, không phải doanh nghiệp theo định nghĩa của dự thảo Luật. Do đó, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật số 69 cũng như dự thảo Luật hiện hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 quy định Ngân hàng Hợp tác xã là một tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác xã, việc thiếu hành lang pháp lý rõ ràng đang gây khó khăn trong quản lý tài chính và giám sát vốn của Nhà nước.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại Điều 55: Quản lý và đầu tư vốn của tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tại doanh nghiệp; Điều 56: Quản lý vốn nhà nước tại Ngân hàng Hợp tác xã.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm có 08 Chương, 59 Điều, giảm 3 Điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cần đa dạng hóa hình thức để nhân dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, không hạn chế hình thức nào.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Cho ý kiến dự thảo Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đại biểu cho rằng, cần dành tối thiểu 20% kinh phí khoa học công nghệ hàng năm cho sản phẩm nội.
Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Người dân thành phố Hải Phòng náo nức chờ đón Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng là một trong những điểm nhấn chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Ngày 13/5, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, số 4 tại Lạch Huyện, tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.
Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến, giúp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Sáng 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Xây dựng khu thương mại tự do, ưu đãi phát triển khoa học công nghệ, thu nhập đặc thù cho cán bộ là những chính sách đặc thù có thể áp dụng cho TP. Hải Phòng.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hải Phòng cần cơ chế đặc thù, vượt trội để tạo đột phá phát triển giai đoạn 2026-2030, trong đó trọng tâm là 41 chính sách thí điểm trên 6 lĩnh vực.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus
Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập  khẩu

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Tại cuộc gặp, lãnh đạo hai nước Việt Nam - Belarus nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, khoa học công nghệ...
Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63 về một số nội dung công tác phòng, chống lãng phí.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Việc áp thuế 2% doanh thu khiến viện phí, học phí tăng tương ứng. Người bệnh, học sinh vô tình phải "gánh" thêm chi phí khi sử dụng dịch vụ công lập.
Mobile VerionPhiên bản di động