Thứ tư 14/05/2025 05:38

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Xây dựng khu thương mại tự do, ưu đãi phát triển khoa học công nghệ, thu nhập đặc thù cho cán bộ là những chính sách đặc thù có thể áp dụng cho TP. Hải Phòng.

6 nhóm chính sách đặc thù với 41 chính sách cụ thể

Sáng 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe Tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Chính phủ đề xuất 41 chính sách cụ thể cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, cho biết: TP. Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, thể chế hóa đường lối của Đảng, việc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính sẽ tạo ra không gian phát triển rộng lớn, tạo dư địa tăng tốc và hình thành cực tăng trưởng quan trọng cho phía Bắc và cả đất nước. Điều đó càng đặt ra yêu cầu có một cơ chế vượt trội, phù hợp với đặc thù để phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế mới của Hải Phòng trong phát triển kinh tế, xã hội.

Việc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước là cần thiết và phù hợp với mục tiêu Bộ Chính trị đã đặt ra tại Nghị quyết số 45-NQ/TW, Kết luận số 96-KL/TW.

Dự thảo Nghị quyết các chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng đề xuất thực hiện thí điểm được xây dựng theo 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, bao gồm: Quản lý đầu tư (2 chính sách); quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước (4 chính sách); quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên và môi trường (9 chính sách); quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (8 chính sách); thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP. Hải Phòng quản lý (1 chính sách); thành lập và các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do tại TP. Hải Phòng (17 chính sách).

Trong đó, việc đề xuất thí điểm phân cấp cho UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có quy mô trên 2.300 tỷ đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương chủ động, linh hoạt, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các khu bến cảng theo quy hoạch được duyệt trong thời gian sớm nhất, sớm đưa các dự án vào vận hành khai thác.

Dự thảo quy định TP. Hải Phòng được cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trung tâm logistics phục vụ cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa với quy mô trên 50 ha.

Đề xuất ba khu vực chiến lược để bố trí khu thương mại tự do

Theo lãnh đạo TP. Hải Phòng, khu thương mại tự do thế hệ mới được kỳ vọng sẽ tạo cú hích phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu là thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực công nghệ sản xuất tiên tiến, dịch vụ thương mại chất lượng cao, đổi mới sáng tạo đột phá, du lịch hấp dẫn, bất động sản tiềm năng và y tế hiện đại.

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, TP. Hải Phòng đã rà soát kỹ lưỡng các quy hoạch hiện có và bước đầu đề xuất ba khu vực chiến lược để bố trí khu thương mại tự do. Tổng diện tích khoảng 6.470 ha, tương đương gần 12,5 lần diện tích bình quân của một khu công nghiệp ở Hải Phòng, khoảng 30% diện tích khu kinh tế.

70 năm giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Theo đó, khu vực một đặt trong phạm vi kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng, gồm toàn bộ phía nam đường cao tốc ven biển thuộc địa bàn xã Vinh Quang, Hùng Thắng, Đông Hưng của huyện Tiên Lãng với tổng diện tích khoảng 2.300 ha.

Địa điểm này nằm ở cửa ngõ Tây Nam của Hải Phòng. Phía Đông Bắc tiếp giáp với sông Văn Úc thuận lợi phát triển cảng, bến thủy nội địa. Phía Đông Nam tiếp giáp sân bay Tiên Lãng (đã được quy hoạch). Vị trí này sẽ khai thác tối đa lợi thế về giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

Dự kiến khu vực này phát triển đa dạng hoạt động sản xuất, kinh doanh gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng. Đây cũng là nơi xác định quy hoạch phát triển dân cư nông thôn, trung tâm mới cấp thành phố, thương mại dịch vụ logistics.

Khu vực hai là khu công nghiệp Nam Đình Vũ và phía Nam đảo Đình Vũ với tổng diện tích khoảng 2.700 ha, hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp cao, công nghiệp trọng điểm và dịch vụ hậu cần cảng - logistics. Nơi đây được tính toán phát triển đô thị mới, dịch vụ công cộng, đất cây xanh, giao thông.

Khu vực ba là đảo Cát Hải và khu đô thị, dịch vụ du lịch Phù Long và vùng phụ cận với tổng diện tích khoảng 1.470 ha. Vị trí tiếp giáp với cảng Lạch Huyện và nhà ga đường sắt nối từ cảng Lạch Huyện đến tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Cũng theo lãnh đạo TP. Hải Phòng, nơi đây sẽ phù hợp phát triển sản xuất công nghiệp cao, công nghiệp trọng điểm và dịch vụ hậu cần cảng - logistics.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, đây là vấn đề lớn, không chỉ mang tính chất kinh tế mà liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gắn với thể chế và hệ thống pháp luật. Do vậy, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát để quy định cụ thể, rõ ràng về kết quả đầu ra khi thành lập khu thương mại tự do, bao gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội; tính lan tỏa vùng miền...; cơ chế quản lý, giám sát, bổ sung hệ thống giám sát định kỳ; trách nhiệm trong triển khai thực hiện của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Thu Anh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025