Thứ tư 23/04/2025 05:01

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 11,09%

Tính đến ngày 21/12, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 11,09%, thấp hơn so với cùng kỳ (12,87%) và cách xa so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là từ 14%-15%.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV do Tổng cục Thống kê công bố, tính đến thời điểm 21/12/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,03% so với cuối năm 2022 (cùng thời điểm năm trước tăng 3,85%), huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,85% (cùng thời điểm năm trước tăng 5,99%).

Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09%. Như vậy, chỉ tính riêng trong 3 tuần đầu tháng 12, tín dụng tăng gần 2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình 11 tháng đầu năm là 0,83%. Mặc dù vậy con số này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng thời điểm năm trước là 12,87% và còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là từ 14%-15%.

Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09%

Tổng cục Thống kê đánh giá, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã thực hiện chính sách tín dụng an toàn, lành mạnh, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có sự điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,5%-2%/năm làm cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm mạnh trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa vốn tại các ngân hàng thương mại vẫn đang diễn ra.

Tình trạng này trái ngược hoàn toàn với diễn biến của các năm trước khi ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân và doanh nghiệp trong các tháng cuối năm.

Hiện nay, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,3-10,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,8%/năm.

Tỷ giá trung tâm năm 2023 về cơ bản ổn định nhờ việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước phù hợp, can thiệp ngoại tệ linh hoạt, hạn chế áp lực biến động bất thường đối với tỷ giá thị trường, góp phần ổn định và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp.

Tại thời điểm ngày 25/12/2023, tỷ giá trung tâm ở mức 23.895 VND/USD, tăng 1,2% so với thời điểm cuối năm 2022.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025

F88 tạo bệ phóng giúp sinh viên Fintech qua chương trình FinSpark

Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh

F88 “về nguồn” cùng 4.000 vận động viên tại Marathon Đền Hùng 2025

BAOVIET Bank quý I: Tăng trưởng nhờ tận dụng hiệu quả hệ sinh thái Tập đoàn Bảo Việt

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Ngành thuế 'dọn dẹp' thủ tục, tạo cơ hội cho doanh nghiệp

VietinBank xuất sắc giành 5 Giải thưởng Sao Khuê 2025

Chuyên gia kinh tế lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam

MSB tính chuyện góp vốn vào công ty chứng khoán

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

06 Hệ thống công nghệ/Sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận 'Giải thưởng Sao Khuê 2025'

Ngân hàng Lộc Phát ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature

BIZ MBBank lập 'hattrick' tại Sao Khuê 2025 nhờ đổi mới

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Bất động sản công nghiệp: Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp

Ngân hàng ‘chạy đà’ 2025: Những tiếng nói từ mùa đại hội cổ đông

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025