Thứ hai 18/11/2024 00:21

Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp tạo tác động xã hội

Để phát triển doanh nghiệp tạo tác động xã hội, cần có một hệ sinh thái toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó dịch Covid-19” (ISEE COVID) được tài trợ bởi Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada, thực hiện bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiều 4/8, Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU - Trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo “Khởi động chương trình: Bệ phóng hạt nhân sáng tạo thúc đẩy kinh doanh tác động xã hội – SIB Innovation Champion Launchpad” với sự tham gia của gần 200 chuyên gia đến từ các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; các trường đại học, trung tâm ươm tạo; các đơn vị nhà nước tham gia hỗ trợ doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội vừa đóng góp vào phát triển kinh tế, vừa tác động đến xã hội và môi trường thông qua tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế là trẻ em, phụ nữ, người nghèo...

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, “Doanh nghiệp kinh doanh bền vững, doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động xã hội và doanh nghiệp xã hội là những mô hình kinh doanh của thế kỷ 21”. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) vừa đóng góp vào phát triển kinh tế, vừa tác động đến xã hội và môi trường thông qua tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế là trẻ em, phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19....

Tuy vậy, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều các khó khăn, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có một hệ sinh thái toàn diện, phát triển năng lực của doanh nghiệp tạo tác động xã hội, để hỗ trợ đánh giá và mở rộng thị trường, cũng như cung cấp các nguồn tài trợ và đầu tư. Trong đó, các tổ chức hỗ trợ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.

Mặc dù có nhu cầu rất cao từ phía các doanh nghiệp tạo tác động xã hội, các tổ chức trung gian hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội trong hệ sinh thái phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể hoàn thành được vai trò của mình.

Hiện nay, cả nước có 82 cơ sở ươm tạo và cơ sở thúc đẩy cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và 61 tổ chức đầu tư khởi nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên trong số đó, rất ít tổ chức tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội và chưa có công cụ hiệu quả để đo lường tác động của doanh nghiệp tạo tác động xã hội đối với xã hội.

Ngoài ra, hầu hết các tổ chức trung gian hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội là các tổ chức phi lợi nhuận, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ, nên thiếu nguồn vốn và có mô hình tài chính chưa bền vững để thực hiện các mục tiêu của mình. Để phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp tạo tác động xã hội, xây dựng mạng lưới, nâng cao năng lực cho đội ngũ các chuyên gia, cố vấn là điều kiện tiên quyết hiện nay.

“Bệ phóng hạt nhân sáng tạo thúc đẩy kinh doanh tác động xã hội – SIB Innovation Champion Launchpad” là chương trình nâng cao năng lực thúc đẩy kinh doanh tạo tác động xã hội dành cho các chuyên gia và cố vấn, thuộc dự án ISEE-COVID được triển khai bởi Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU - Trường Đại học Ngoại thương (FIIS). Chương trình bao gồm 3 hợp phần: Đào tạo tập trung - Bootcamp; Thực hành và đào tạo chuyên sâu - Coaching Living lab; Tổng kết - Harvest day.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

Ông Lương Hồ Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex