Thứ hai 18/11/2024 00:20

Tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2023, người lao động được lợi thế nào?

Báo Công Thương trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc quan tâm về việc tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023, người lao động được lợi cụ thể thế nào?

Người lao động rút báo hiểm một lần năm 2023 sẽ được nhận số tiền nhiều hơn năm 2022 với cùng một mức đóng bảo hiểm xã hội, do hệ số trượt giá năm 2023 tăng

Hệ số trượt giá năm 2023 tăng từ 0,03 cho đến 0,16

Mới đây, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH đã công bố mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (hệ số trượt giá) mới. Hiện so với bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16.

Hệ số trượt giá năm 2023 tăng, người lao động được lợi như thế nào?

Căn cứ Điều 2 và Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá được sử dụng để tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm theo công thức sau:

Tiền lương tháng/thu nhập đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh sẽ được dùng để tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng bảo hiểm xã hội (Mbqtl) của người lao động sẽ được tính cụ thể theo công thức như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Như vậy, nếu hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ tăng.

Nhờ đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng tăng theo. Cụ thể gồm những khoản sau:

1) - Tăng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.

(2) - Tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng.

(3) - Tăng mức trợ cấp 01 lần khi về hưu nếu đóng bảo hiểm xã hội vượt quá số năm được tính hưởng tỷ lệ 75%.

(4) - Tăng trợ cấp tuất 01 lần dành cho thân nhân khi người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà chết.

Các chuyên gia tư vấn của Luatvietnam.vn đưa ra một ví dụ cụ thể để so sánh về số tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào năm 2023 cho bạn đọc dễ hình dung:

Chị A và chị B cùng có 03 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2016: 4,5 triệu đồng.

Từ tháng 5/2016 đến tháng 12/2016: 4,8 triệu đồng.

Từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018: 05 triệu đồng.

Nếu làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, số tiền mà chị A cùng chị B được hưởng sẽ áp dụng theo công thức sau:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

- Chị A làm thủ tục hưởng trong năm 2022:

Mbqtl và tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của chị A được tính như sau:

Mbqtl năm 2022 = Tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội = (4.500.000 x 1,19 x 12 + 4.500.000 x 1,16 x 4 + 4.800.000 x 1,16 x 8 + 5.000.000 x 1,15 x 12 + 5.000.000 x 1,11 x 4) : 03 năm 4 tháng = 5.462.100 đồng/tháng.

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2022 = 5.462.100 x 3,5 năm x 2 = 38.235.000 đồng.

- Chị B làm thủ tục hưởng trong năm 2023:

Mbqtl và tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của chị B được tính như sau:

Mbqtl năm 2023 = Tổng tiền đóng BHXH sau điều chỉnh : Tổng số tháng đóng BHXH = (4.500.000 x 1,23 x 12 + 4.500.000 x 1,19 x 4 + 4.800.000 x 1,19 x 8 + 5.000.000 x 1,1 x 12 + 5.000.000 x 1,06 x 4) : 03 năm 4 tháng = 5.518.400 đồng/tháng.

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2023 = 5.518.400 x 3,5 năm x 2 = 38.628.800 đồng.

Như vậy, cùng thời gian đóng báo hiểm xã hội nhưng chị B rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào năm 2023 sẽ được nhận số tiền nhiều hơn chị A.

Lê Minh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?