Thứ hai 25/11/2024 12:40

Tăng giá trị cho hạt gạo Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới về số lượng, nhưng giá bán của gạo Việt Nam lại luôn đứng trong nhóm thấp nhất trên thị trường. Liệu chúng ta có thể tìm thêm lối ra khác cho hạt gạo?

Các loại bánh làm từ gạo trong một lễ hội dân gian. Ảnh: Hồng Thái

 - Trong 10 năm trở lại đây, sản phẩm có gốc từ gạo đang thực sự trở nên đa dạng theo nhu cầu của đời sống, cũng như tốc độ tăng mạnh của nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học và sản xuất công nghiệp.

Ở thời điểm này, chỉ riêng tại TP.HCM, đến bất cứ gian hàng bún tươi nào ở các chợ lẻ như chợ Thủ Đô (quận 5), Tân Định (quận 1), Rạch Ông (quận 8)... ngoài các món bún, hủ tíu, mì sợi... quen thuộc, có thể dễ dàng nhận ra danh mục nhiều món chế biến sẵn (dạng tươi ăn liền) từ gạo: bún gạo, bánh cuốn (có năm loại khác nhau), bánh ướt, bánh bèo, bánh canh bột gạo, bột chiên, mì Quảng (hai loại: gạo lứt, gạo thường), bánh hấp (vị khoai môn, vị thập cẩm, chay), vỏ hoành thánh bột gạo, bánh tráng tươi (còn gọi là bánh tráng bò bía)...

Các nhà sản xuất quan tâm, chế ra các món ăn liền từ bột gạo như một bản sắc của nền kinh tế lúa nước của Việt Nam và tích tụ vào đó năm giá trị: dinh dưỡng (cân bằng đạm, đường bột, vitamin và ít béo), an toàn (dùng nóng và nấu chín với nhiều loại gia vị, rau), ngon miệng (đa dạng khẩu vị), kinh tế (giá phải chăng) và có bản sắc văn hóa (món truyền thống Việt Nam).

Thực tế trên thị trường, sản phẩm ăn liền từ bột gạo hiện nay khá đa dạng với gần 70 loại khác nhau bao gồm hủ tíu, phở, đủ loại bún, bánh đa, cháo... và mỗi loại được chế biến với nhiều khẩu vị, cũng như cách đóng gói, trọng lượng khác nhau từ các nhà sản xuất Vifon, Acecook, Vinaly, Bích Chi, Saigon Food, Bình Tây...

Một trong những sản phẩm mới, lần đầu tiên xuất hiện tại hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013 là bánh mì gạo huyết rồng của nhãn hiệu bánh ABC. Ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc, chia sẻ: “Phương Tây chuộng bánh mì lúa mạch, bánh mì đen và quảng bá ra toàn cầu đó là món lương thực giàu dinh dưỡng. Còn gạo huyết rồng của ta ngon và bổ dưỡng, làm thành ổ bánh mì tốt cho sức khoẻ, mang bản sắc riêng, nên tôi tin đây sẽ là loại bánh mì độc đáo của người Việt đủ sức làm hài lòng người sành ăn”.

Ở khía cạnh khác, khi đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới từ gạo, các nhà sản xuất quan tâm phát triển “kinh tế bản sắc”, tức là chế ra các món ăn liền từ bột gạo như một bản sắc của nền kinh tế lúa nước của Việt Nam và tích tụ vào đó năm giá trị: dinh dưỡng (cân bằng đạm, đường bột, vitamin và ít béo), an toàn (dùng nóng và nấu chín với nhiều loại gia vị, rau), ngon miệng (đa dạng khẩu vị), kinh tế (giá phải chăng) và có bản sắc văn hóa (món truyền thống Việt Nam).

Hạt gạo qua chế biến thành thực phẩm công nghệ đã tăng giá trị lên hơn gấp hai lần và giúp giảm xuất khẩu thô gạo kém hiệu quả hơn nhiều. Phát triển sản phẩm mới từ hạt gạo, còn là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng, tạo sức hút kéo khách mua hàng để thoát khỏi tình trạng sức mua đang sút giảm hiện nay..

Xu hướng tiêu dùng thực tế cho thấy, tỷ lệ chuộng thực phẩm từ gạo đang tăng lên. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart, các sản phẩm ăn liền làm từ bột gạo, ngũ cốc cách đây ba năm chỉ chiếm tỷ lệ hơn 10%, nay đã lên đến gần 50% trong tổng lượng hàng bán ra. Bà Bùi Thị Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của hệ thống Co.opmart, cho biết: “Nhiều sản phẩm làm từ bột gạo có giá đắt hơn mì gói, được xếp vào loại sản phẩm ăn liền cao cấp, nhưng bán chạy”.

Theo SGTT

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc