Thứ sáu 22/11/2024 10:07

Tăng cường hợp tác quốc tế về năng lượng, tiết kiệm năng lượng

Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030, tại Hà Nội, Bộ Công Thương cùng với Trung tâm năng lượng Nhật Bản (ECCJ) và Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức Hội nghị quốc tế G20 và các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội nghị quốc tế G20 và các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nằm trong loạt hoạt động thường niên của Nhóm đối tác quốc tế về tiết kiệm năng lượng (TKNL) (International Partnership for Energy Efficiency Cooperation: IPEEC). Theo đó, nhóm IPEEC được thành lập từ năm 2009, trong đó Nhật Bản đảm nhận vai trò chủ trì Tổ công tác về Mạng lưới quản lý năng lượng (Energy Management Action Network - EMAK). Nhóm công tác EMAK có mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Từ năm 2009 đến nay, EMAK đã tổ chức các hoạt động khác nhau, trong đó có việc tổ chức các hội thảo thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trịnh Quốc Vũ- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đánh giá cao các hoạt động của EMAK trong thời gian vừa qua trong việc kết nối mạng lưới giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển thông qua việc chia sẻ giải pháp, công nghệ và kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng. “Hội nghị này là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm về chính sách của Nhật bản, các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là về công nghệ, giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng thành công tại các doanh nghiệp tại các nước, trong đó có Việt Nam”- ông Trịnh Quốc Vũ bày tỏ.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã sớm xác định tầm quan trọng của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Năm 2010, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ra đời, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động về TKNL.

Triển khai thực hiện Luật TKNL, Bộ Công Thương với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng, đã dự thảo và trình Chính phủ hàng loạt các văn bản dưới Luật, gồm Nghị định, hệ thống thông tư hướng dẫn thực hiện Luật. Bên cạnh đó, thông qua Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ 2009 đến nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được xác định là nguồn năng lượng đầu tiên trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Từ nay đến năm 2020, dự kiến sẽ tiết kiệm 5 – 7% năng lượng tiêu thụ.

Ông Trịnh Quốc Vũ- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững phát biểu tại Hội nghị

Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, để đạt được mục tiêu nêu trên, bên cạnh nỗ lực của Việt Nam, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TKNL cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp, triển khai các hoạt động về năng lượng trong Khu vực ASEAN, hợp tác với các tổ chức quốc tế, trong đó có các hoạt động hợp tác với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

Tại Hội nghị này, Bộ Công Thương chia sẻ về trường hợp điển hình của Dự án Thúc đẩy sử dụng nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng đã được thực hiện thành công. Hàng năm, Dự án tiết kiệm 2,9 triệu Gj và giảm 488.000 tấn CO2.

Hội nghị là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm về chính sách của Nhật bản, các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Với 3 phiên thảo luận của Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy các hoạt động về năng lượng, tiết kiệm năng lượng trong khu vực ASEAN, với các tổ chức quốc tế.

Bộ Công Thương đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Trong thời gian tới, các ý kiến này sẽ được triển khai trong Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025