Tăng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu
Phát triển ngành hóa chất phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội |
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), mục tiêu của Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển các sản phẩm hóa chất tương đối đồng bộ về cơ cấu cả vô cơ và hữu cơ. Duy trì phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản, góp phần đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam tăng trưởng bình quân 14-16%/năm. Trên cơ sở đó, phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao phục vụ các ngành như dược phẩm, thực phẩm…Đặc biệt, đến năm 2025, đáp ứng 80-90% nhu cầu một số sản phẩm hoá chất cơ bản vô cơ thông dụng (xút, axit sunfuric, axit photphoric, axit photphoric, axit clohydric, axit nitric, amoniac...), 17 - 20% tổng nhu cầu một số sản phẩm hoá chất hữu cơ (meg, pta, dop, vcm, lab, las, methanol); tiến tới đầu tư mở rộng, hiện đại hóa, nâng công suất sản xuất xút, axit sunfuric thương phẩm của các cơ sở sản xuất hiện có cung cấp cho thị trường. Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất - cho biết, để đáp ứng một số sản phẩm hóa chất cho nhu cầu nội địa, Quy hoạch cũng chú trọng mở rộng dự án nâng cao dây chuyền sản xuất Zeolite công suất 20.000 tấn/năm tại Cần Thơ; nâng công suất nhà máy sản xuất hóa dẻo (DOP) hiện có tại Đồng Nai lên 75.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp nhựa và các ngành công nghiệp khác.
Đối với dự án xút vảy và sản phẩm gốc clo, công suất 120.000 tấn/năm tại miền Trung, đáp ứng nhu cầu xút- clo cho các dự án lọc hóa dầu tại miền Trung, các dự án khai thác, chế biến, alumin Tây Nguyên đón đầu nhu cầu phát triển sản xuất PVC trong nước.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố Quy hoạch và chỉ đạo hướng dẫn cụ thể hóa các giải pháp và cơ chế chính sách triển khai thực hiện Quy hoạch. |
Tiếp đó, nâng công suất dây chuyền sản xuất axit sunfuric tại Nhà máy Supe phốt phát Long Thành lên 120.000 tấn/năm, nhằm cân đối nhu cầu cho sản xuất phân supe lân và đáp ứng nhu cầu thị trường phía Nam. Đồng thời, đầu tư xây dựng mới các xưởng sản xuất axit sunfuric, axit photphoric tích hợp trong dự án sản xuất phân bón DAP số 3 tại Lào Cai.
Giai đoạn 2021 – 2025, tiếp tục đầu tư các dự án hóa chất vô cơ phục vụ nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp như bột giặt, kính thủy tinh, giấy.
Sau khi các dự án mở rộng, xây dựng mới các tổ hợp lọc, hóa dầu đi vào vận hành sản xuất thương mại sẽ tập trung phát triển các dự án sản xuất sản phẩm hóa chất hữu cơ gắn liền với các dự án này để tận dụng nguồn nguyên liệu từ lọc, hóa dầu và nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo: Với định hướng phát triển sản xuất hóa chất cơ bản trên cơ sở phát triển những cụm nhà máy có quy mô sản xuất đủ lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, bảo đảm hiệu quả kinh tế và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường; gắn với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu, bố trí gần các đơn vị tiêu thụ, liên hoàn với các cơ sở sản xuất hạ nguồn theo mô hình tổ hợp để giảm chi phí sản xuất và có điều kiện xử lý tác động môi trường tập trung.
Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài nguyên của đất nước như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng ilmenit, dầu mỏ, khí thiên nhiên, nước biển...; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh.