Tận dụng hiệu quả cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Á – Âu

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song kim ngạch thương mại với khu vực Á – Âu trong 11 tháng năm 2021 vẫn tăng trưởng ấn tưởng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tổng nhu cầu nhập khẩu của các nước khu vực này. Vì vậy, dư địa cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khu vực Á – Âu còn rất lớn.
Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu: Tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư Hợp tác Việt Nam và khu vực Á - Âu: Nhiều dư địa phát triển

Dư địa còn lớn

Tiếp nối thành công của Diễn đàn năm 2020, ngày 22/12/2021, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn hợp tác thương mại với các đối tác khu vực Á – Âu năm 2021, được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Diễn đàn nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam thông tin cập nhật về chính sách tại các nước khu vực Á – Âu trong bối cảnh nền kinh tế cả thế giới đã và đang có những thay đổi căn bản để ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tận dụng hiệu quả cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Á – Âu
Các diễn giả trao đổi về cơ hội kinh doanh tại khu vực Á - Âu

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, thị trường Á – Âu (Eurasia) là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây và hiện nay được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa. Eurasia là thị trường rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á.

“Việt Nam và các nước khu vực Á - Âu đã hình thành các thiết chế, khung khổ vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương, bao gồm Hiệp định tự do thương mại (FTA) Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) (EAEUFTA) và FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA); Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA); 14 ủy ban hỗn hợp/ ủy ban liên Chính phủ và 1 cơ chế tham vấn hợp tác kinh tế song phương. Đây là cơ sở để doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước Á - Âu hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.”- ông Tạ Hoàng Linh nhấn mạnh.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Á – Âu đạt 12,7 tỷ USD tăng 20,4% so với năm 2019, chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với thế giới. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng 14,2% đạt 8,9 tỷ USD.

Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và đại dịch Covid-19, song 11 tháng năm 2021, kim ngạch thương mại với khu vực Á - Âu vẫn tăng trưởng ấn tượng, với tổng kim ngạch hai chiều đạt 12,7 tỷ USD tăng 13,1%. Trong đó, xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD tăng 10%, nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. “Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với tổng nhu cầu nhập khẩu khoảng 1.345 tỷ USD của các nước trong khu vực (chỉ chiếm 0,66% thị phần). Vì vậy, dư địa cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.”- ông Tạ Hoàng Linh đánh giá.

Liên bang Nga là đối tác chính trong Liên minh kinh tế Á – Âu, trong những năm gần đây, người dân Nga ngày càng yêu thích món ăn Việt Nam. Ông Dương Hoàng Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga – cho biết, trong những năm gần đây, người dân Nga càng yêu thích món ăn Việt Nam. Theo đánh giá sơ bộ, có 800-900 nhà hàng bán món ăn Việt như phở, nem, cơm, bưởi, thanh long, cà phê, bia… Ngoài ra, các loại trái cây sấy dẻo Việt Nam có chất lượng tốt như xoài sấy, mãng cầu… từng bước thâm nhập tốt tại thị trường Nga.

Đặc biệt, vừa qua, Liên minh kinh tế Á – Âu đã đưa 76 nước trong đó có nhiều nước đối thủ của Việt Nam về xuất khẩu hàng hóa vào Nga, Liên minh kinh tế Á - Âu như Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Peru, Chi lê … ra khỏi các nước hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của khối. Trong khi đó, sau 5 năm thực hiện EAEUFTA, phần lớn sắc thuế của Việt Nam xuất sang khu vực này được hưởng 0%, đây là thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang Nga, đặc biệt hàng nông lâm thủy sản”- ông Dương Hoàng Minh chia sẻ thêm.

Một trong thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á- Âu là Ucraina. Theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch song kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam và Ucraina vẫn đạt 650 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ, tuy nhiên, con số này còn khiêm tốn, khi chỉ chiếm 0,6% tổng kim ngạch thương mại của Ucraina với thế giới.

Theo bà Natalia Zhynkina- Đại biện Đại sứ quán Ucraina tại Việt Nam, quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế 2 nước vẫn còn nhiều tiềm năng, chưa khai thác hết dư địa của mối quan hệ này. Bởi Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh kinh tế Á- Âu trong đó có yêu cầu chứng nhận mặt hàng theo tiêu chuẩn của EU. Ucraina cũng có 1 hiệp định thương mại với EU và có yêu cầu chứng nhận tương tự. Cho nên, mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường Ucraina.

Ucraina có nhu mua nhiều sản phẩm nông sản. Trong năm 2021 nhập khẩu khoảng 6,5 tỷ USD mặt hàng nông sản nhưng từ Việt Nam mới chỉ 900 triệu USD, con số này rất nhỏ. Điều này cho thấy còn rất nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa”- bà Natalia Zhynkina nhấn mạnh.

Trong khu vực thị trường Á – Âu, Hy Lạp và Bungaria là cửa ngõ cho Việt Nam thâm nhập vào khu vực Tây Ban Căng. Đây cũng là cơ hội để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Tây Ban Căng. Ông Phạm Tuấn huy – Bí thư thứ nhất , phụ trách thương mại Việt Nam tại Bulgaria – thông tin thêm, hiện nay, Hy Lạp và Bungaria đang có ý tưởng xây dựng ngôi nhà Việt Nam hoặc khu trưng bày hàng hóa Việt Nam tại hai nước này do chính đối tác Bulgaria và Hy Lạp tài trợ về mặt bằng xây dựng, phí vận hành bảo dưỡng duy trì. Đây là cơ hội tốt nhằm tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt Nam tới người dân nước sở tại và du khách quốc tế.

Tận dụng hiệu quả cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu

Để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, ông Dương Hoàng Minh cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động khảo sát thị trường, tham gia nhiều hơn triển lãm chuyên ngành tại Nga. Bên cạnh đó nên hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga để tìm hiểu thị trường, giới thiệu, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của mình tại Liên minh Kinh tế Á - Âu. Về sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp nên mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, bao bì mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng…

Ngoài ra, khi xuất khẩu sang Ucraina nói riêng và khu vực Kinh tế Á – Âu nói chung, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm chắc tiêu chí và yêu cầu đối với hải quan. Nếu có vấn đề phát sinh thì nên liên hệ với cơ quan chức năng để được giải quyết nhanh nhất” – bà Natalia Zhynkina cho biết thêm.

Một trong những vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu sang thị trường này chính là lựa chọn logistics hiệu quả. Tại Diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin đến tuyến đường sắt liên vận quốc tế Á - Âu. Theo đó, hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam, thông qua 2 cửa khẩu Đồng Đăng và Lào Cai kết nối với tuyến đường sắt Á - Âu, qua Trung Quốc đến các nước Trung Á (Kazakhstan, Tajikistan), Nga và các nước châu Âu. Trong bối cảnh chi phí vận tải biển ngày một tăng, vận tải hàng không chi phí cao, thì vận tải bằng đường sắt ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Với thời gian vận chuyển ngắn hơn nhiều so với vận tải bằng đường biển, chi phí ngày càng phù hợp khi lượng hàng hóa gia tăng, tính ổn định và an toàn cao, vận chuyển hàng hóa thông qua tuyến đường sắt Á – Âu đã trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước Á-Âu.

Ông Nguyễn Đình Vượng – Phó Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH SITC Bondex Vietnam – chia sẻ, với lộ trình vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường bộ kết hợp, thời gian tiết kiệm hơn so với vận chuyển đường biển và chi phí cũng rẻ hơn so với đường hàng không.

Tại hội thảo, các diễn giả cũng chia sẻ về việc ứng dụng thương mại điện tử trong việc xuất khẩu hàng hóa vào các nước Á - Âu, thích ứng với “nền kinh tế không tiếp xúc”. Đại diện Tập đoàn bán lẻ trực tuyến Ozon của Nga đã giới thiệu cách thức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn thương mại điện tử của Nga để tìm kiếm khách hàng, xuất khẩu, phân phối và bán hàng vào thị trường này. Ngoài ra, các Thương vụ Việt Nam tại các nước khác trong khu vực cũng giới thiệu, chia sẻ thông tin về các sàn thương mại điện tử tại các thị trường này để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trên môi trường mạng.

Về cơ hội hợp tác đầu tư với khu vực Á- Âu, ông Đỗ Xuân Hoàng – Tổng giám đốc Công ty Mareven Food Centra, Chủ tịch Hội người Việt tại Nga, đã chia sẽ nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh và cơ hội hợp tác với các doanh nhân kiều bào tại Nga và các nước khu vực Á - Âu. Về hợp tác đầu tư tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Skoda của Cộng hòa Séc thông tin về nhu cầu đầu tư, tìm kiếm các đối tác để đầu tư nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Công ty mong muốn thông qua Diễn đàn có thể tìm kiếm thêm nhiều đối tác là doanh nghiệp Việt Nam cùng hợp tác trong quá trình công ty xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Với nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác, đầu tư tại thị trường Á - Âu, ông Tạ Hoàng Linh khẳng định, với vai trò là cơ quan chủ trì các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và thị trường châu Âu - châu Mỹ nói chung và thị trường Á - Âu nói riêng.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo người dùng không sử dụng các trạm sạc điện thoại công cộng để tránh tiếp xúc với phần mềm độc hại, lấy cắp thông tin.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ? Nhiều cơ quan truyền thông dự đoán về sự sụp đổ.
Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel để trả đũa hành động tấn công nhằm vào Đại sứ quán Iran tại Syria vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận tình hình ở miền Đông diễn biến xấu.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa nhằm vào Israel. Có thể có đợt tấn công mở đầu từ phía Iran.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá khi các mũi tấn công của Nga đang áp sát.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động