Thứ tư 01/01/2025 11:39

Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng chống Covid-19?

Vaccine là một trong những vũ khí chiến lược hiệu quả quan trọng hàng đầu để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân trong cuộc chiến phòng chống Covid-19.

Tuy nhiên, kháng thể bảo vệ của vaccine phòng chống Covid-19 hiện nay giảm theo thời gian. Để làm rõ hơn vai trò của vaccine, sáng ngày 1/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19?"

Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng chống Covid-19?

Đến thời điểm này phải khẳng định, đại dịch Covid-19 toàn cầu đã cơ bản được kiểm soát, song tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. SARS-CoV-2 liên tục biến đổi với các biến thể mới có độ lây lan nhanh hơn, khó xác định.

Để phòng chống đại dịch Covid-19, vaccine vẫn được coi là một trong những vũ khí chiến lược hiệu quả và quan trọng hàng đầu để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, cộng đồng.

Thực tế thời gian qua, vaccine đã chứng minh được tính hiệu quả trong công tác phòng bệnh ở nước ta nói riêng và ở các nước trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, kháng thể bảo vệ của vaccine phòng chống Covid-19 giảm theo thời gian. Vì vậy, ở nước ta hiện nay, việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vaccine phòng Covid-19 được chuyên gia y tế đánh giá cần thiết để phòng mắc bệnh hoặc tái mắc bệnh, nếu có mắc thì nguy cơ bệnh nặng, tử vong sẽ giảm thiểu trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng mới khó lường.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS. Socorro Escalante - quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam - nhận định: Ngành y tế ở Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và việc chúng ta sử dụng các biện pháp như đeo khẩu trang ở những không gian kín, rửa tay… cũng sẽ giúp kiểm soát được dịch.

Các biện pháp chúng ta đang triển khai thực hiện là cần thiết để phát hiện và khẳng định ca bệnh mới, nhưng chúng ta cũng có những công cụ để phát hiện, kiểm soát đó chính là vaccine. Vaccine hiện tại Việt Nam đang sử dụng cũng có hiệu quả đối với các biến chủng BA.4 và BA.5. Đấy là lý do mà Chính phủ Việt Nam vẫn khuyến cáo người dân tiêm các mũi vaccine phòng Covid-19 mũi nhắc lại, mũi tăng cường”, bà Socorro Escalante nói.

GS. Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - thông tin: Đến nay, sau 4 - 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi vaccine phòng Covid-19 cơ bản. Như vậy, miễn dịch đối với những người này đã giảm. Đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm hơn nữa. Do đó, những đối tượng này cần phải tiêm nhắc lại đúng lịch, đúng liều để duy trì miễn dịch, tránh dịch xâm nhập.

Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các mũi tiêm nhắc để vừa ngăn chặn dịch, vừa tránh được lây lan cho những người có nguy cơ cao như người trên 50 tuổi trở lên, người có mức độ suy giảm miễn dịch ở thể vừa và thể nặng. Những đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm càng sớm càng tốt để duy trì miễn dịch, tránh nhiễm biến thể mới, biến thể chưa rõ ràng, nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao dự phòng”, GS. Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Trước câu hỏi về việc nếu đã tiêm mũi 1, mũi 2 và sau đó lại mắc Covid-19 thì khả năng miễn dịch, phòng dịch như thế nào? và ngành y tế đã có sự chuẩn bị gì để triển khai, chỉ đạo cơ sở y tế tiêm mũi 3, mũi 4? GS.TS. Phan Trọng Lân cho biết: Đối với câu hỏi này sẽ được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn. Nhiều người cho rằng bị mắc sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3. Ở đây, chắc chắn rằng khi mắc thì miễn dịch có tăng lên so với tiêm vaccine mũi 1, 2. Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vaccine mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4.

Theo số liệu thống kê về tiêm vaccine phòng Covid-19 đến hết ngày 30/6/2022 của Bộ Y tế, với nhóm từ 18 tuổi trở lên: Kết quả tiêm nhắc 1 (mũi 3) 45.094.725 mũi tiêm (67,2%). Trong đó tỉnh tiêm thấp là Khánh Hòa (41,9%), Bình Thuận (35,4%), Sóc Trăng (40,0%), Cà Mau (38,1%), Hậu Giang (35,1%). Tỉnh tiêm cao là Thanh Hóa (93,8%), Bắc Giang (95,3%), Bến Tre (91,8%).

Kết quả tiêm nhắc 2 (mũi 4): 4.281.382 mũi tiêm (6,4%). Trong đó, tỉnh tiêm thấp là Phú Thọ (1,2%), Hải Dương (1,6%), Bắc Kạn (0,4%), Nghệ An (1,5%), Quảng Nam (1,4%). Tỉnh tiêm cao là Bắc Giang (24,2%), Quảng Ninh (20,9%), Hậu Giang (15,6%).

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tổng số mũi tiêm nhắc lại là 810.443 mũi tiêm. Kết quả tiêm nhắc <2%>

Kết quả tiêm nhắc lại tốt là Thanh Hóa (43,8%), Lâm Đồng (42,0%), Tây Ninh (47,0%).

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025 sẽ xử phạt người hút thuốc lá điện tử?

Sữa bầu ABO Mom với hoạt chất vàng 5-MTHF giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Ngành y tế còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2025

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm