Tái chế và quản lý chất thải: Chính sách trọng tâm của kinh tế tuần hoàn

Trong khuôn khổ Tuần lễ Môi trường Việt Nam - Nhật Bản diễn ra từ ngày 15 - 17/12/2021, các nhà quản lý, nghiên cứu đầu ngành về chất thải rắn, kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản và Việt Nam vừa có cuộc bàn luận nhằm hoàn thiện chính sách của Việt Nam trong việc mở rộng thực hiện kinh tế tuần hoàn, từng bước chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính (chỉ quan tâm đến sản xuất - sử dụng - thải bỏ) sang nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững.

Xu thế tất yếu

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Tái chế và quản lý chất thải: Chính sách trọng tâm của kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đối với vòng đời sản phẩm của mình

Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, với tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Đặc biệt tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, kinh tế tuần hoàn được thể hiện trải dài trong các quy định, từ nhãn nguy hại, nhãn sinh thái, nhãn xanh, đến quy định về mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, yêu cầu tái chế, tái sử dụng và thu gom chất thải, các quy định về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường…

Theo đó, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó quá trình sản xuất - tiêu dùng - cung cấp dịch vụ đảm bảo 4 mục tiêu: Tiết giảm sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu; kéo dài vòng đời sản phẩm; giảm phát thải; không gây tác động xấu tới môi trường.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để hiện thực hóa khái niệm và chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính thành nền kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho phép tất cả các thành phần của nền kinh tế áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thiết kế, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tiêu dùng cũng như xử lý chất thải.

Tại hội thảo quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, vừa diễn ra mới đây, bà Hata Yumiko, Trưởng bộ phận kinh tế tuần hoàn tài nguyên, Vụ Môi trường và Công nghệ công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển các chính sách kinh tế tuần hoàn ở Nhật Bản, tầm nhìn về nền kinh tế tuần hoàn năm 1999 đến tầm nhìn mới được xây dựng vào năm 2020. Bên cạnh đó là các đạo luật cơ bản để thiết lập "xã hội tuần hoàn - vật chất an toàn" được xây dựng trên tinh thần "mottainai" – văn hóa không lãng phí của người Nhật để khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Những bài học, kinh nghiệm từ Nhật Bản sẽ giúp ích Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế tuần hoàn.

Giải pháp thúc đẩy

Thực tế, kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây 20 năm với những định danh khác, có thể là mô hình VAT (vườn - ao - chuồng), một mô hình đất nước nông nghiệp chúng ta thời kỳ đó đã áp dụng khá thành công. Còn có khái niệm “khu công nghiệp sinh thái”, “sản xuất sạch hơn”, “không phát thải” hay tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất… cũng là một phần của kinh tế tuần hoàn đã được đề cập nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, có thể coi đó là những khái niệm còn rời rạc, xen kẽ và thiếu tính hệ thống.

Kinh tế tuần hoàn đem đến một góc nhìn với tư duy hệ thống mới về việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu theo chiều hướng hiệu quả, tiết kiệm hơn, vòng đời dài hơn, đạt giá trị cao hơn so với cách thức truyền thống hiện tại. Một nghiên cứu của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới cho thấy, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp tạo ra ít nhất 7.700 tỷ USD cơ hội thị trường vào năm 2030 cho doanh nghiệp và hơn 380 triệu cơ hội việc làm mới, đồng thời duy trì đà tăng trưởng bền vững của kinh tế toàn cầu.

Việc đưa khái niệm kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi là một trong những bước đột phá trong chính sách môi trường của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khái niệm này và chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính hiện tại thành nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Đặc biệt, để nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn và tạo nên những phong trào thực hiện rộng khắp trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa hay quy mô siêu nhỏ không hề đơn giản.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - nêu quan điểm: Ở Việt Nam, để nhân rộng các mô hình này và tạo nên những phong trào thực hiện rộng khắp trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa hay quy mô siêu nhỏ không hề đơn giản. Nhất là khi kinh tế tuần hoàn chưa được luật hóa, chưa trở thành những quy định bắt buộc hay những điều kiện mà doanh nghiệp cần phải thực hiện khi khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, cũng chưa có bất kỳ cơ chế cụ thể, chi tiết về những ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về tiếp cận đất đai, tín dụng hay thuế, phí... từ đó, tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư và triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn hay chuyển đổi dây chuyền, quy trình hoạt động hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo PGS, TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, để triển khai các quy định này của Luật, trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thể chế hóa cụ thể. Thứ nhất, sẽ thông qua kế hoạch quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn cho tất cả các ngành như công nghiệp, vận tải, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, các hoạt động liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp. Đây là những trụ cột chính mà nhiều nước trên thế giới đang triển khai để các ngành thực hiện nền kinh tế tuần hoàn; thứ hai, lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các tỉnh, địa phương, các ngành kinh tế theo quy định của Luật Quy hoạch; thứ ba, yêu cầu doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị sản phẩm và quá trình sản xuất của họ.

Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực thi mô hình kinh tế tuần hoàn là có thể nâng cao lượng khách hàng khi họ thể hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng và xã hội; giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đầu tư ban đầu tương đối lớn, do phải thay đổi công nghệ, đổi mới mô hình sản xuất, nhưng trong tương lai sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí rất lớn.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều mẫu ô tô tiếp tục giảm giá nhằm kích cầu thị trường

Nhiều mẫu ô tô tiếp tục giảm giá nhằm kích cầu thị trường

Từ đầu tháng 5/2024, nhiều mẫu ô tô tiếp tục được các doanh nghiệp và đại lý tung ra nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích cầu tiêu dùng.
JobsGO Mini App trên Zalo: Mở ra trải nghiệm tìm việc mới cho ứng viên

JobsGO Mini App trên Zalo: Mở ra trải nghiệm tìm việc mới cho ứng viên

JobsGO - nền tảng tuyển dụng & việc làm hàng đầu Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm mới JobsGO Mini App ngay trên ứng dụng nhắn tin phổ biến Zalo.
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ Blockchain bắt nguồn từ đâu?

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ Blockchain bắt nguồn từ đâu?

Công nghệ Blockchain xuất hiện và đã đem đến bước đột phá trong nhiều ngành nghề. Trong tương lai công nghệ này sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến.
Hỗ trợ doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số

Startup CADDi đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào thị trường Việt Nam với việc cung cấp giải pháp công nghệ, đồng hành cùng doanh nghiệp chế tạo sản xuất Việt Nam.
TPBank và Backbase nhận giải thưởng về giải pháp trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số

TPBank và Backbase nhận giải thưởng về giải pháp trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số

Giải thưởng vinh danh những bước tiến lớn của TPBank trong hành trình chuyển đổi trải nghiệm ngân hàng số, nhờ hỗ trợ bởi nền tảng ngân hàng tương tác Backbase.

Tin cùng chuyên mục

Quốc tế đánh giá tích cực về kết quả chuyển đổi số ở Việt Nam

Quốc tế đánh giá tích cực về kết quả chuyển đổi số ở Việt Nam

Thời gian qua, chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện và đã có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội.
Tăng công suất lên 15% nhờ tối ưu hóa điều kiện vận hành ở BSR

Tăng công suất lên 15% nhờ tối ưu hóa điều kiện vận hành ở BSR

Việc cải tiến hệ thống xuất nhiên liệu FO, tối ưu hóa điều kiện vận hành để nhập bổ sung nguyên liệu cho phân xưởng RFCC đã giúp BSR tăng công suất lên 15%.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu nửa đầu tháng 4 tăng mạnh

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu nửa đầu tháng 4 tăng mạnh

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan vừa công bố, từ đầu năm đến 15/4, cả nước nhập khẩu 38.784 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 803 triệu USD
Đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng số

Đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng số

Phát triển hạ tầng số quốc gia luôn phải đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Cần cảnh giác trước hình thức lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản

Cần cảnh giác trước hình thức lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản

Người dân cần nâng cao nhận thức về an toàn không gian mạng, tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thủ đoạn lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản.
TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok được phát triển bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, ByteDance, ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2016 với tên gọi là “Douyin”.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 26/4, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội nghị tập huấn “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
3 lý do để lạc quan vào ngành xe điện trong tương lai

3 lý do để lạc quan vào ngành xe điện trong tương lai

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp xe điện đã có vài tháng đầu năm “khủng khiếp”, nhưng nhu cầu có thể sẽ tăng trong thời gian tới.
Đề xuất giải pháp công nghệ số thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Lào

Đề xuất giải pháp công nghệ số thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Lào

Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển Công nghệ FSI đã vinh dự đón tiếp Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith dẫn đoàn đại biểu tới thăm.
Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT.
Người Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Người Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Ông Hoàng Đức Thảo vừa được Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu trao tặng Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu”.
Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tối 23/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Vì sao chiếc đồng hồ tiền tỷ của Vertu có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam?

Vì sao chiếc đồng hồ tiền tỷ của Vertu có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam?

Lượng đặt hàng trong quý I/2024 của Vertu Việt Nam chính hãng cho thấy đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Đáng chú ý, đối tượng khách hàng lại có xu hướng trẻ hóa.
Xe điện Tesla bất ngờ "giảm giá sốc" tại nhiều thị trường lớn

Xe điện Tesla bất ngờ "giảm giá sốc" tại nhiều thị trường lớn

Để cạnh tranh với các dòng xe điện giá rẻ, hãng Tesla đã đưa ra thông báo sẽ hạ giá xe điện tại nhiều thị trường lớn như Trung Quốc và Đức.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội nói chung và ngành Công Thương nói riêng.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu cuộc gọi lừa đảo

Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu cuộc gọi lừa đảo

Các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo.
Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

Ngày 19/4, VinFast Auto ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Mobivia, nhằm mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi toàn diện cho khách hàng VinFast tại Pháp và Đức.
Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Ngày 19/4/2024, Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) tiếp tục khởi động mùa thứ 2 với những điểm mới trong thể lệ dự thi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động