Đông Triều tập trung nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc |
Khai thác giá trị bền vững
Đông Triều được biết đến là miền trầm tích văn hóa, là quê gốc của Triều đại nhà Trần - một trong những triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Đông Triều có 120 di tích và danh thắng. Trong đó, có 24 di tích đã được xếp hạng (1 di tích Quốc gia đặc biệt; 7 di tích cấp Quốc gia; 16 di tích cấp tỉnh); 96 di tích đã được kiểm kê, phân loại và đưa vào danh mục quản lý.
Trong chiều dài phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Triều, các di tích này không chỉ là di sản văn hóa mà còn được xem là nguồn lực quan trọng đểphát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột pháchiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ"nâu" sang "xanh", và bước đầu đã khai thác có hiệu quả.
Hiện nay, Đông Triều hình thành được 4 tuyến, 15 điểm du lịch, trong đó có 1 tuyến du lịch tâm linh; 1 tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái và 7 điểm du lịch là các di tích đã trở thành điểm văn hóa du lịch tâm linh tại địa phương thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Để khai thác giá trị di sản bền vững, lãnh đạo thị xã chỉ đạo phát triển sản phẩm du lịch tâm linh trên cơ sở bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc duy trì tổ chức, phục dựng các lễ hội truyền thống. Đồng thời, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Đặc biệt, với chủ trương huy động nguồn lực, ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, năm 2019, thị xã phối hợp với các cấp, ngành chỉ đạo huy động xă hội hóa đầu tư xây dựng dự án hạ tầng giao thông, kết nối di tích, hạng mục công tŕnh, cũng như đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích.
Nâng tầm du lịch tâm linh
Du lịch ở địa phương đang phát triển mạnh |
Với nhiều giải pháp đồng bộ đã mang lại trái ngọt cho ngành công nghiệp không khói của Đông Triều. Dự tính, trong năm 2019 thị xã đón 1,1 triệu lượt khách, trong đó Khu di tích nhà Trần đón tiếp 430.560 lượt khách, bằng 40% tổng số khách đến với Đông Triều, tăng 117.980 lượt so với năm 2018. Tổng doanh thu trong lĩnh vực du lịch ước đạt 145 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh hiện là sản phẩm thu hút đông đảo khách du lịch, tuy nhiên, tình trạng thương mại hóa tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh cũng đang là niềm trăn trở của nhiều địa phương. Với thị xã Đông Triều, tình trạng này chưa diễn ra một cách rõ ràng, song với số lượng khách du lịch đến ngày một đông thì nỗi lo tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng của thị xã cũng không tránh khỏi.
Trước vấn đề này, đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Đông Triều - chia sẻ, việc hạn chế và ngăn chặn những tác động tiêu cực khi du lịch phát triển tại điểm đến của thị xã cũng gặp một số khó khăn, như: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm du lịch cũng như người dân địa phương, du khách còn chưa đồng đều; công tác quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn còn hạn chế; chính sách, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong lĩnh vực du lịch chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc ngăn chặn tác động tiêu cực…
Để nâng tầm các sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch Đông Triều, địa phương sẽ tích cực thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; khai thác các tuyến, điểm du lịch hợp lý; liên hệ với chuyên gia đầu ngành để tham vấn ý kiến, hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn thị xã; có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên tại đơn vị.
Đông Triều đang tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, du lịch văn hóa tâm linh, làng nghề truyền thống và sinh thái đồng quê là 1 trong 3 định hướng phát triển chính của thị xã thời gian tới. |