Thứ hai 25/11/2024 15:21

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Chuyên gia "hiến kế" gì?

Các chuyên gia kinh tế đã "hiến kế" nhiều giải pháp sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu tại Toạ đàm kinh doanh xăng dầu do Báo Tiền phong tổ chức.

TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề lớn nhất của thị trường hiện nay là tạo ra sự đối đầu giữa đầu mối và phân phối - bán lẻ. Cốt lõi vấn đề thời gian qua là xung đột lợi ích. Vấn đề này phải khắc phục ngay dù sửa hay không sửa Nghị định 83, 95.

TS. Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, trong hệ thống kinh doanh xăng dầu chỉ nên có hai bộ phận: Một là đầu mối, còn lại là phân phối. Nhìn nhận lại vai trò của từng bộ phận, chúng ta sẽ tư duy khác. "Tôi cho rằng phải đảm bảo tính độc lập của bên phân phối, không nên bàn về chiết khấu nữa, thay vào đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trường, kinh doanh trên thị trường" - TS. Vũ Đình Ánh nêu quan điểm

TS. Vũ Đình Ánh: Vấn đề lớn nhất của thị trường hiện nay là tạo ra sự đối đầu giữa đầu mối và phân phối - bán lẻ

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thêm quyền ra khỏi thị trường đối với bên phân phối. Doanh nghiệp lỗ thì có quyền được ra khỏi thị trường.

Theo ông Vũ Đình Ánh, cần sửa Nghị định theo hướng các thương nhân phân phối không chỉ có quyền tiếp cận đầu mối, mà còn phải có quyền tiếp cận lẫn nhau. Đồng thời, chuyển cơ quan quản lý giá xăng dầu về Bộ Công Thương.

TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, doanh nghiệp bán lẻ không thể đổi lỗi cho doanh nghiệp nhập khẩu, cung ứng xăng dầu và ngược lại.

“Chúng ta cứ nói về khái niệm chiết khấu này, chiết khấu kia, tôi nghĩ rằng thuật ngữ này không chính xác. Hãy để các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối xăng dầu tự thỏa thuận với nhau về lợi ích, để họ tự phân chia lợi ích thì thị trường sẽ dần hài hòa” - TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.

TS Nguyễn Đình Cung: Hãy để các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối xăng dầu tự thỏa thuận với nhau về lợi ích

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng những công cụ quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu hiện tại đã không còn phù hợp, mà hệ quả là sự thua lỗ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải ngồi lại, cùng nhau đưa ra vấn đề để hướng tới thay đổi chính sách.

PGS TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, cuộc tọa đàm hôm nay không chỉ nói chuyện xăng dầu, còn mở thêm cách nhìn về điều hành của nhà nước, gồm cách điều hành về giá, quan niệm về doanh nghiệp, quan niệm cạnh tranh… Khi thị trường biến đổi quá nhanh, quá bất thường, nên cần một cách ứng xử khác.

“Buổi tọa đàm khắc hoạ vấn đề không chỉ xăng dầu, cho thấy ta còn xa thị trường rất nhiều sau 18 năm. Nhiều vấn đề thị trường xăng dầu đã đặt ra nhưng chưa giải quyết được” - PGS TS. Trần Đình Thiên nhận xét.

Theo PGS TS. Trần Đình Thiên, về điều tiết thị trường, có 2 điểm mấu chốt, giá phải gắn với cạnh tranh tự do. Đây là vấn đề cơ bản. Hoạt động tổ chức điều hành thị trường bao gồm cả vai nhà nước. Đáng lý Chính phủ giao việc này hai Bộ phải thực hiện tốt. Tình thế như lần này, đặc biệt là xăng dầu, cho thấy cơ chế đang thấy vấn đề? Đây là cơ hội tốt, phải xác định và vượt qua nó thế nào?

PGS TS. Trần Đình Thiên: Đề nghị Bộ Công Thương rà soát lại, điều kiện thực tế hiện không đủ để doanh nghiệp hoạt động

Đề nghị Bộ Công Thương rà soát lại điều kiện thực tế hiện không đủ để doanh nghiệp hoạt động. Nhiều quy định nhà nước làm cho khái niệm kinh doanh tự do bị thu hẹp, trong khi ta phải mở ra cạnh tranh mới hiệu quả, còn ta lại siết lại, như giá trần là giá hành chính sẽ làm vỡ thị trường.

“Những quy định nhà nước hạn chế thị trường thì phải bỏ, phải thay đổi hệ thống cơ chế. Đây là cơ hội tốt để đẩy nền kinh tế lên nấc cao hơn” - PGS TS. Trần Đình Thiên khẳng định.

Về giá, hiện đã có giá trần còn giao cho anh đầu mối quyền định giá chiết khấu, nên làm thị trường xăng dầu vỡ. Đây là dịp để nhận diện, tháo gỡ.

Về quản lý của Nhà nước, lâu nay cách tiếp cận vĩ mô có vấn đề, gần đây mới chuyển sang ổn định vĩ mô, nhưng không điều chỉnh phù hợp thì vẫn bất ổn định, thị trường xăng dầu là bài học đầu tiên. Tôi ủng hộ giá sẽ do doanh nghiệp quyết định, trước mắt có thể giai đoạn quá độ nào đó. Muốn xử lý được chuyện xăng dầu, quan niệm về ổn định vĩ mô phải được thay đổi.

Về điều hành can thiệp giá, hoàn toàn Chính phủ có thể điều hành giá xăng dầu thông qua thuế. Giảm thuế thì giảm giá, có thể can thiệp ngắn hạn. Nếu các cú sốc lớn có thể thì dùng quỹ dự trữ xăng dầu, không phải dùng tiền, bảo đảm nền kinh tế không bị sụp đổ. Đó là cách can thiệp giá và nguồn cung.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính, cho rằng, cần có cách nhìn nhiều phía để cơ quan quản lý sửa đổi. Từ năm 2007, Nghị định 55 đến hiện nay đều thực hiện theo nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường. Qua 16 năm, nguyên tắc này vẫn chưa thực hiện được. Điều hành của Nhà nước vẫn át thị trường, trong khi đó, Luật Giá không quy định việc Nhà nước điều hành giá, Nhà nước chỉ được bình ổn giá. Chúng ta biến giá cơ sở thành tối đa. Chưa bao giờ có cạnh tranh. Chi phí định mức hiện đang cứng nhắc. Cơ quan quản lý chưa công bố giá định hướng và doanh nghiệp không đặt được giá. Ngay cả quy định tỷ lệ tối đa, nhà nước quy định hết.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, cần có cách nhìn nhiều phía để cơ quan quản lý sửa đổi

Theo ông Thỏa, việc điều hành đang sai luật, nửa vời. Đề xuất sửa đổi, sắp xếp hệ thống lưu thông ở hệ thống ngang và ở hệ thống dọc. Năm 2022, hệ thống dọc đảm bảo được xăng dầu, cung ứng thường xuyên. Còn hệ thống ngang, được mua nhiều nguồn, cho mua bán tự do mới có thị trường, cạnh tranh. Điều này chỉ đúng khi nguồn cung dồi dào. Trong khi đó, doanh nghiệp bán lẻ thì bị đứt nguồn.

"Đề nghị Bộ Công Thương tìm nguyên nhân đứt gãy từ hệ thống dọc, hay ngang, mở rộng chiều dọc, cạnh tranh với nhau" - ông Thỏa đề nghị

Với bối cảnh hiện nay, cần nâng điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đầu mối. Với doanh nghiệp đầu mối mới, cần quy định vốn (hiện không có), không thể đi thuê, mượn trang thiết bị, cơ sở vật chất. Kinh doanh xăng dầu là ngành có điều kiện, số lượng cửa hàng cũng phải nâng lên. Quy định về thuê kho, cửa hàng phải giảm, đi thuê không chủ động được.

Về điều hành giá, cần sửa thẩm quyền điều hành giá xăng dầu, giao 1 đầu mối là Bộ Công Thương. Lý do, Bộ Công Thương phụ trách quy hoạch, hệ thống, hạn ngạch, chỉ tiêu, cung cầu. Cơ cấu giá có 10 yếu tố, Bộ Công Thương tính toán hết, riêng giá giao Bộ Tài chính thực hiện. Thẩm quyền định giá bán lẻ thì giao doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự tính toán, cạnh tranh với nhau. Đây không phải Nhà nước thả nổi, mà là quản lý gián tiếp theo quy chế thị trường. Ra quy định rõ ràng, cơ chế tính giá. Nhà nước chỉ can thiệp khi bình ổn giá. Cuối cùng, thực hiện hậu kiểm.

"Việc xác định chu kỳ điều chỉnh giá, cần giảm xuống như đề xuất của Bộ Công Thương. Ngoài ra, lùi thời gian điều chỉnh ngày lễ tết là vô lý, doanh nghiệp "chết oan"" - ông Thỏa đề xuất.

Bảo Ngọc - Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải