Đảm bảo mục tiêu tham gia hiệu quả Hiệp định CPTPP |
Dưới đây là một số ý kiến của các đại biểu quốc hội:
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP. Hà Nội): "Trước mắt chúng ta cần phải ủng hộ với đề xuất của Chính phủ".
Đối với việc bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhân sự trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này đang là một vấn đề rất khó khăn, bởi nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đảm bảo đầy đủ để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ này.
Thực tế, các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ về bảo hiểm có quyền tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp để phát triển thị trường. Đây là quyền của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường… Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều các loại dịch vụ. Đây cũng là một dạng dịch vụ công. Khi Nhà nước không cung cấp được thì các tổ chức cá nhân có quyền tham gia và phải tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia và thực thi quyền của mình.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP. Hà Nội) |
Ở đây các tổ chức cá nhân còn có quyền hợp tác với nước ngoài để lập ra những tổ chức cung cấp các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo chuẩn quốc tế. Về cơ bản, trước mắt, với những quy định như thế này, có thể chúng ta cần phải ủng hộ với đề xuất của Chính phủ. Phạm vi sửa đổi tập trung vào giải quyết những nội dung còn vướng mắc, chồng chéo khi triển khai thực hiện CPTPP là rất cần thiết. Bên cạnh đó, vấn đề về trách nhiệm mua và thực hiện bảo hiểm; trách nhiệm về nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ về bảo hiểm cũng cần được làm rõ hơn trong bối cảnh đây còn là một dịch vụ, lĩnh vực khá mới ở Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (đoàn tỉnh Gia Lai):"Sửa Luật để đáp ứng cam kết thực hiện CPTPP".
Tôi tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Theo đại biểu, các quy định được sửa đổi, bổ sung của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ cũng chính là những nội dung đã được xác định cần sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (đoàn tỉnh Gia Lai) |
kết thực hiện CPTPP cùng các văn kiện liên quan đến bảo hiểm và sở hữu trí tuệ. Nội dung dự thảo Luật phù hợp với chủ trương của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, số lượng các điều, khoản của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo dự án Luật không nhiều và có chung mục đích để thực hiện CPTPP. Do vậy tôi đề nghị áp dụng hình thức “một luật sửa nhiều luật” để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của hai luật nêu trên.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Đoàn tỉnh Bình Phước): "Cần có giám sát đối với nhân sự của các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm".
Tôi băn khăn về việc hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm và mong muốn được làm rõ, cụ thể hơn về những hoạt động hỗ trợ này trong việc bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Thực tế trước đây khi Việt Nam chưa có quy định thì các công ty bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam không có các quy định về tư vấn và dịch vụ phụ trợ. Theo đó vấn đề đào tạo nhân viên đi tư vấn và bán bảo hiểm vẫn rất đơn giản, chỉ cần trải qua vài buổi học là xong.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Đoàn tỉnh Bình Phước) |
Với cách đào tạo như vậy, dù các công ty hướng dẫn chuyên nghiệp nhưng không có cơ chế, quy định ràng buộc lâu dài thì sau khi các nhân viên của công ty đó đi tư vấn, ký hợp đồng bán bảo hiểm sẽ xuất hiện lỗ hổng trong quản lý và ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng, bởi phí bảo hiểm thường được đóng trong thời gian dài, thậm chí trong vòng 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Do đó, đây sẽ là khúc mắc, nhất là đối với thị trường có dư địa tốt như Việt Nam.
Theo đó, cần có quy định ràng buộc về đào tạo chặt chẽ, có quản lý, kiểm tra, giám sát đối với nhân sự của các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Đại biểu Nguyễn Hòa Bình (đoàn tỉnh Quảng Ngãi): "Nhanh chóng khắc phục khe hở, khiếm khuyết của luật hiện hành".
Kinh doanh bảo hiểm và sở hữu trí tuệ là 2 vấn đề có hiệu lực ngay khi thi hành CPTPP. Vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan tới nhiều lĩnh vực như pháp luật hình sự, dân sự....; trong đó, cụ thể hóa bởi những hành vi vi phạm về nhãn hiệu, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái....
Dự thảo luật đã nêu khá đầy đủ các loại hình vi phạm liên quan tới sở hữu trí tuệ, song những nội dung xử lý, quy trình thủ tục và cách thức tiến hành hay chế tài xử lý vi phạm... vẫn còn là khoảng trống. Nên chăng cần có sự tham vấn của các chuyên gia tư pháp để có góc nhìn đa chiều hơn trong việc hoàn thiện luật. Từ đó mới nhanh chóng khắc phục được nhiều khe hở, những vấn đề còn khiếm khuyết của luật hiện hành.
Đại biểu Nguyễn Hòa Bình (đoàn tỉnh Quảng Ngãi) |
Tương tự, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng đã có luật rồi, cũng đã có quy định cho những dịch vụ phát sinh xung quanh bảo hiểm như môi giới bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, giám định bảo hiểm, giám định thiệt hại... CPTPP yêu cầu phải đưa toàn bộ các loại hình dịch vụ phụ trợ cho kinh doanh bảo hiểm vào trong luật.
Vấn đề đặt ra là cần rà soát xem các hoạt động hỗ trợ bảo hiểm đã được liệt kê chưa, có các hình thức nào để kiểm soát được hay chưa? Đơn cử như hoa hồng bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ thì hoa hồng là rất lớn. Lớn tới mức hiện nay nhiều trường hợp ta đang sử dụng nhiều quyết định hành chính để can thiệp, để ngăn cản... dẫn tới một loạt vụ án hình sự phát sinh do quy định về hoa hồng bảo hiểm. Đó chính là lý do vì sao, Luật Kinh doanh bảo hiểm cần phải được xem xét lại để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.