Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 1

Trong bối cảnh phải đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết và cấp bách.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)Bộ Công Thương làm rõ nhiều nội dung liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi)Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Điện phải đi trước một bước bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò "đầu tàu" trong phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với dòng chảy của đất nước, dân tộc, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Điện lực Việt Nam đã không ngừng phát triển, vận hành hiệu quả.

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 1: Sửa đổi toàn diện Luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng một số quan điểm lớn trong sửa đổi Luật Điện lực

Từ chỗ công suất hệ thống điện ở miền Bắc vào cuối năm 1954 chỉ có 31,5 MW, đến nay hệ thống điện đã có quy mô đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 23 thế giới, trong đó công suất nguồn điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu hơn 30.000 MW và hệ thống lưới điện vươn rộng toàn bộ đất nước, trải dài khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam.

Là nguồn năng lượng thiết yếu, "xương sống" cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của người dân, cho nên mọi vấn đề liên quan đến ngành Điện lực Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong đó, câu chuyện làm “nóng” nghị trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và dư luận những ngày qua là Luật Điện lực (sửa đổi). Đây cũng là dự án Luật đã trải qua nhiều lần thẩm tra, xem xét kỹ lưỡng trong các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay các Ủy ban của Quốc hội.

Trong phát biểu định hướng một số quan điểm lớn trong sửa đổi Luật Điện lực, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đến sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực trước yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng - một trong những yếu tố mang tính trụ cột, dẫn dắt, điểm đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đang đứng trước thách thức rất lớn là thiếu điện; một số nhà đầu tư tính toán với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ thiếu điện, nên đã cân nhắc có đầu tư vào Việt Nam hay không. Vì vậy, bên cạnh môi trường đầu tư tốt kinh doanh thuận lợi, cũng cần tính toán đến sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Bài toán đặt ra hiện nay làm sao có đủ năng lượng phục vụ phát triển, do vậy sửa đổi Luật Điện lực cần có tầm nhìn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Cùng với đó, chú trọng ưu tiên phát triển điện sạch, phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; tính toán quy hoạch điện, vận tải điện hài hòa giữa các vùng, miền trong cả nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, có những tỉnh không sản xuất điện nhưng tiêu thụ điện lớn, nhưng có những địa phương sản xuất được điện nhưng người dân chưa được dùng diện. Do đó, Chính phủ, Nhà nước cần làm tốt nhiệm vụ điều hòa điện. Vừa qua, đường dây 500 kV mạch 3 chiều dài 514 km, được nối từ Quảng Trạch ra Phố Nối (Hưng Yên) được hoàn thành cũng nhằm giúp cân đối, điều hòa nguồn điện giữa các vùng.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương có tiềm năng lớn về phát triển điện sạch như điện điện gió, điện ngoài khơi. Do vậy, cần đặt ra mục tiêu cụ thể, nhận diện rõ khó khăn, thuận lợi của từng loại hình để có kế hoạch dài hạn trong việc cung ứng đủ nguồn điện…

Khẳng định tính cấp bách trong sửa đổi Luật Điện lực, Tổng Bí thư đề nghị làm rõ khó khăn, bất cập hiện nay, từ đó có định hướng và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng, cho nhu cầu điện của quốc gia. Trong đó, lưu ý có các quy định về phát triển điện, điều hòa điện, quy hoạch điện, đặc biệt có đủ nguồn điện, và phải đảm bảo nguồn điện sạch để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư.

Sau khi Trung ương có ý kiến về chủ trương đầu tư điện hạt nhân, trong Luật Điện lực (sửa đổi) cần đề cập đến nội dung này, trong đó tính toán đến công suất, vị trí, công nghệ như thế nào. Tổng Bí thư nêu rõ, thời gian không chờ đợi ai, chúng ta cần chủ động triển khai nhanh chóng, đồng bộ, song song với việc triển khai sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện.

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng khẳng định, điện năng được xem như là bánh mì của nền kinh tế. Điện phải đi trước một bước để bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật Điện lực được ban hành từ năm 2004 và đã trải qua 4 lần sửa đổi (lần sửa đổi gần nhất là tháng 9/2023), nhưng cả 4 lần trước chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều và giải quyết được một số vấn đề vướng mắc phát sinh. Đến nay, nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không thể giải quyết được các vấn đề mới, quan trọng phát sinh trong thực tiễn.

Việc sửa đổi Luật Điện lực nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chính sách mới của Nhà nước.

Đồng thời, đảm bảo sự phù hợp với các luật (Luật Đầu tư; Luật Đất đai; Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp); Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng…

Mục tiêu hướng đến nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển điện lực với tính chất là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Điện lực năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung).

“Xây dựng Luật để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trước đòi hỏi cấp bách về tăng trưởng điện năng theo quy hoạch, nếu không có những cơ chế bảo đảm, thông thoáng thì rõ ràng không thể thực hiện được. Bởi đến năm 2030 (tức còn hơn 5 năm nữa) chúng ta phải đầu tư gấp 2 lần số tổng công suất toàn hệ thống hiện nay, tương đương với mức 150.524 MW và đến năm 2050 (tức là còn 25 năm nữa), phải đạt gấp 5 lần hiện nay, tương đương với mức 530.000 MW trên phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế thì quá trình chuyển dịch năng lượng ở nước ta cũng đòi hỏi một hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải rất thông thoáng, đồng bộ thì mới thực hiện được.

Điều này đồng nghĩa Việt Nam phải phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời, phải chuyển đổi mạnh những nguồn điện có nguồn gốc hóa thạch từ điện than cho đến điện khí, bởi điện khí trong giai đoạn sau năm 2030 cũng không phát triển được nữa (do điện khí phát thải tới 40% so với điện than); hơn nữa, khí thiên nhiên cũng là nguồn không phải vô tận và giá của nguồn nhiên liệu này theo giá thị trường cũng khá cao. Điều này rất rủi ro khi Việt Nam không phải là quốc gia sở hữu nhiều sản lượng khí thiên nhiên để cung cấp cho các nhà máy điện.

Sửa đổi toàn diện Luật, bám sát 6 chính sách lớn

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn.

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 1: Sửa đổi toàn diện Luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Cụ thể, bao gồm: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, bỏ 4 điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực), gộp 4 điều vào các điều khác (chủ yếu về nội dung chính sách phát triển về đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, đặc biệt quy định về phát triển điện gió ngoài khơi), năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Về phạm vi điều chỉnh, Luật này quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh, giá điện, hoạt động mua bán điện; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện lực; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực.

Đề cập đến lý do cần sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Ban soạn thảo đã đề xuất với Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thuận lấy tiêu đề của Dự án Luật là Luật Điện lực (sửa đổi), chứ không phải là sửa đổi, bổ sung một số điều.

Bởi thứ nhất, khi giám sát hoạt động điện lực và thực hiện Luật Điện lực, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 937/NQ-UBTVQH ngày 13/12/2023, trong đó yêu cầu cần có quy định cơ chế tổng thể để giải quyết những bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực điện hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, tổng thể thì chỉ có thể sửa một cách toàn diện chứ không thể sửa một số điều. Bởi vì, sửa điều này được thì lại vướng điều khác. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo tuân thủ Nghị quyết và triển khai theo quy định. Vì trên thực tế, nhiều vấn đề xảy ra từ trước, tất cả những vấn đề mà cơ quan chức năng đã chỉ ra đã được cố gắng đưa vào Luật Điện lực (sửa đổi) để tháo gỡ vướng mắc.

Thứ hai, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất phải sửa toàn diện Luật Điện lực hiện hành là vì Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, cho nên việc phát triển lưới điện ASEAN và rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Nếu không sửa luật thì thu hút đầu tư rất khó.

Thứ ba, thời gian qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách mới, nhưng trên thực tế, luật hóa chưa theo kịp. Ngay Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết sau này của Trung ương, chúng ta có quán triệt, có thể chế nhưng chưa tới tầm và hình như vẫn còn mâu thuẫn, chồng chéo giữa những luật này với luật khác. Rõ ràng là điện có đặc thù như vậy mà không ưu tiên để thực hiện theo Luật Điện lực thì việc triển khai các công trình điện sẽ vô cùng khó khăn.

Thứ tư, nhu cầu và điện năng của Việt Nam tăng phi mã, cho nên cần phải sửa đổi Luật Điện lực để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, giải phóng nguồn lực.

Thứ năm, nhiều loại hình nguồn điện như năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió) ở rất nhiều địa phương trong cả nước có tiềm năng để phát triển, nhưng nếu không có cơ chế đồng bộ, khả thi thì phát triển thêm sẽ tiếp tục bị vướng mắc. Do đó, phải thiết kế lại đồng bộ và ưu tiên những công trình về điện phải thực hiện theo Luật Điện lực.

Thứ sáu, rất cần có những cơ chế đặc biệt để quyết định các chủ trương đầu tư cho các công trình điện khẩn cấp. Những công trình cấp bách đã quy định trong Luật Đầu tư, nhưng các công trình khẩn cấp chưa có.

Ví dụ, 10 năm nay chúng ta hầu như không có một dự án điện nguồn lớn nào cả, các nhà đầu tư “nhận phần để đấy”, có những dự án “nhận phần” đến 15-17 năm nay không triển khai nhưng thu thì cũng không được. Gần đây, một dự án ở Quảng Bình được nhà đầu tư Thái Lan trả lại, nhưng để giao lại cho một doanh nghiệp của Nhà nước cũng không dễ.

Ngoài ra, hiện nay, Chính phủ cũng không có thẩm quyền quyết định những công trình khẩn cấp. Vì vậy, trong Luật Điện lực lần này phải thiết kế có quy định, trao cho các cấp có thẩm quyền (ở đây là Chính phủ), cơ quan hành pháp được quyết định những dự án khẩn cấp kể cả trạm, đường dây và các dự án nguồn, có như vậy mới đáp ứng được tiến độ theo Quy hoạch điện VIII. “Luật Điện lực lần này sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế, kể cả vấn đề chế tài đối với các nhà đầu tư chậm tiến độ” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Việc sửa đổi Luật Điện lực nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng; đồng thời, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu tăng gấp đôi công suất đặt toàn hệ thống vào năm 2030 và thay đổi căn bản cơ cấu các nguồn điện để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân.

Bài 2: Nhiều ý kiến đồng tình cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày 21/11, tại Hàng Châu, Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Việt Nam lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Sáng 21/11, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân trong chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 đến 23/11.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Sáng ngày 20/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chiều 20/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khả năng cân đối nguồn vốn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, do vậy đại biểu đề nghị huy động sức dân.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN nhân chuyến công tác Trung Quốc.
Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường và Trần Hoàng Ngân, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là phù hợp trong điều kiện nợ công của chúng ta thấp.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Hội nghị ADMM-18: Chung tay xây dựng hoà bình, củng cố an ninh và phát triển bền vững

Hội nghị ADMM-18: Chung tay xây dựng hoà bình, củng cố an ninh và phát triển bền vững

Ngày 20/11, tại Vientiane (Lào), Hội nghị ADMM-18 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động