Thứ bảy 28/12/2024 14:03

Sử dụng thiết bị bay không người lái: Quản lý lưới điện hiệu quả

Nhằm đưa công nghệ mới vào quản lý vận hành, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra, quản lý vận hành trên các tuyến đường dây 220kV, 500kV do công ty quản lý.
Truyền tải điện Hòa Bình ứng dụng UAV chụp kiểm tra tuyến đường dây

Đưa khoa học - công nghệ vào quản lý Là tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc, với địa hình đồi núi cao, trong thời gian qua, nhờ sử dụng thiết bị UVA đã giúp Truyền tải điện Hòa Bình nâng cao công tác quản lý vận hành, giảm nhân công phải đi lên tuyến kiểm tra, kịp thời phát hiện sớm các khiếm khuyết trên hệ thống đường dây truyền tải điện cao thế 220kV - 500kV.

Ông Nguyễn Văn Giang - Giám đốc Truyền tải điện Hòa Bình - cho biết, những năm gần đây, phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đưa vào phục vụ sản xuất, phù hợp với công tác quản lý vận hành lưới truyền tải điện luôn được nghiên cứu và đẩy mạnh. Theo đó, thực hiện chiến lược ứng dụng và phát triển khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực truyền tải điện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040, Truyền tải điện Hòa Bình đã được trang bị 1 thiết bị UAV - Altura zenith ATX8 do Công ty Aerialtronics của Hà Lan sản xuất. Thiết bị UAV là thiết bị bay không người lái, kiểm tra được chi tiết các tổn thương, hư hỏng phần móng, cột, nhìn thấy rõ được các góc cạnh khác nhau của phụ kiện đường dây mà khi kiểm tra bằng mắt thường hoặc máy ảnh nếu không có vị trí đứng thì khó nhìn thấy. Ngoài ra, thiết bị có thể kiểm tra, chụp ảnh các đoạn đường dây nằm khuất đồi, núi, hay trên sông, hồ. Ảnh chụp và video quay có chất lượng rất rõ nét, khoảng cách điều khiển thiết bị có thể xa từ 3 - 5km. Giảm thời gian và sức người

Theo ông Nguyễn Phúc An - Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1, với địa bàn trải rộng tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc, hệ thống điện truyền tải quốc gia phải đi qua các địa hình đồi núi, sông, suối… phức tạp như các tỉnh phía Tây Bắc, Bắc Trung bộ… Qua sử dụng cho thấy, thiết bị UAV có camera chất lượng cao bay dọc theo đường dây, quay phim và chụp lại hình ảnh rõ nét với độ tin cậy cao, chính xác, kịp thời; phát hiện, xử lý các khiếm khuyết trên đường dây, góp phần ngăn ngừa các sự cố trong quá trình vận hành...

Trước đây, để kiểm tra tình trạng các vị trí cột trên cao, các vị trí vượt thung lũng thì công nhân phải tiếp cận từng vị trí, sau đó tiến hành leo lên cột để kiểm tra. Công việc tốn rất nhiều sức lực của công nhân, nguy cơ mất an toàn do ngã cao, do điện từ trường... nhưng vẫn không đảm bảo kiểm soát hết hiện trạng trụ, phụ kiện trên cột do nhiều thành phần bị che khuất. Khi sử dụng thiết bị UAV, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, thiết bị đã hỗ trợ cho đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, ghi hình, chụp hình cận cảnh được các chi tiết phụ kiện trên đường dây rõ ràng bằng camera với độ nét cao cũng như soi kiểm tra phát nhiệt các ống nối, khóa néo dây dẫn; kiểm tra hành lang tuyến. Dữ liệu thu thập được từ thiết bị UAV sẽ được các cán bộ kỹ thuật phân tích kiểm tra và phát hiện sớm các khiếm khuyết, đưa ra định hướng sửa chữa cụ thể.

Có thể thấy, việc sử dụng thiết bị UAV rất phù hợp trong công tác quản lý vận hành lưới truyền tải điện. Thiết bị có thể kiểm tra trong điều kiện các đường dây đang mang điện; tiết kiệm được nhân lực, phương tiện, thời gian; giúp phát hiện sớm các hư hỏng bất thường trên lưới điện, giảm nguy cơ tai nạn lao động do trèo cao; nâng cao năng suất lao động.

Sử dụng thiết bị UAV góp phần thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia về ứng dụng khoa học - công nghệ 4.0, đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.
Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2