Thứ ba 05/11/2024 15:19

Sơn La: Xuất khẩu 30% sản lượng nhãn

Vụ nhãn năm 2019, Sơn La xác định sẽ xuất khẩu 30% sản lượng, 70% còn lại tiêu thụ trong nước.    

Hiện diện tích trồng nhãn toàn tỉnh Sơn La đang là hơn 15.000 ha. Sản lượng ước tính 73.000 tấn, tăng 10% so với năm ngoái. Vào thời điểm này, bà con đang rất phấn khởi vì vụ nhãn năm nay sớm được mùa, được giá. Công tác xúc tiến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng đã được tỉnh sẵn sàng để bước vào chính vụ trong nửa tháng nữa.

Sản lượng nhãn Sơn La năm nay đạt khoảng 30.000 tấn

Tại huyện Sông Mã - vùng trồng nhãn trọng điểm của tỉnh Sơn La, diện tích trồng nhãn toàn huyện năm nay là hơn 6.700 ha, sản lượng dự kiến khoảng 30.000 tấn. Xác định vụ nhãn diễn ra trong thời gian ngắn nên đòi hỏi việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ phải được chuẩn bị sớm và có kế hoạch cụ thể để tránh cho người dân lâm vào tình cảnh bị ép giá.

Ngay từ đầu năm, tỉnh Sơn La đã xác định công tác tiêu thụ, xuất khẩu nhãn phải gắn với các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu mối, có tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường. Khâu tiêu thụ trong nước sẽ được thực hiện thông qua việc liên kết với các địa phương.

Dự kiến, vụ nhãn năm nay dự kiến, Sơn La sẽ xuất khẩu 30% sản lượng nhãn, 70% còn lại sẽ được tiêu thụ trong nước. Lượng xuất khẩu vào khoảng 8.100 tấn nhãn vào các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE... Tại thị trường trong nước, các siêu thị, trung tâm thương mại như: Siêu thị BigC, Hapromart, hệ thống siêu thị Vinmart, cửa hàng tiện ích Vinmart+ và hệ thống các siêu thị khác khoảng 3.400- 3.800 tấn. Số lượng nhãn còn lại phục vụ tiêu thụ, chế biến nội tỉnh và các thương lái mua gom để tiêu thụ thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có phương án phát triển lĩnh vực chế biến nông sản, trong đó có nhãn. Tỉnh Sơn La xác định, nhãn là một trong những trái cây chủ lực của tỉnh, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024