Thứ tư 25/12/2024 00:56

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.

Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu biểu các sản phẩm: Cà phê Sơn La, chè Shan tuyết Mộc Châu, quả xoài tròn của huyện Yên Châu; chè Tà Xùa Bắc Yên, mật ong Sơn La, khoai sọ Thuận Châu... và 23 sản phẩm nông sản được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận. Trong đó, sản phẩm chè Shan tuyết Mộc Châu và xoài tròn Yên Châu đã được bảo hộ tại thị trường Thái Lan và châu Âu.

Sản phẩm Chè Tà Xùa đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Chè Tà Xùa”. (Ảnh: CTV)

Đơn cử, năm 2017, sản phẩm “Chè Tà Xùa - Bắc Yên” đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Chè Tà Xùa”, UBND huyện Bắc Yên đã công bố và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Tà Xùa” cho Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc, mở ra cơ hội phát triển thương hiệu chè shan tuyết. Đồng thời, bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản địa phương.

Còn huyện Yên Châu, tự hào có quả xoài tròn là sản phẩm nông sản được đăng ký bảo hộ thành công tại thị trường nước ngoài. Xoài tròn có màu vàng cam, vị ngọt đậm, thơm. Hiện nay, toàn huyện trồng gần 600 ha xoài tròn, sản lượng đạt trên 3.000 tấn/năm. Năm 2012, xoài tròn Yên Châu được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Xoài tròn Yên Châu” với diện tích xoài trồng ở 3 xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sặp Vạt. Đặc biệt, từ tháng 7/2020, xoài tròn Yên Châu chính thức được bảo hộ tại thị trường châu Âu, mở ra cơ hội xuất khẩu.

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ đang cùng các cơ quan liên quan xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, như: Dứa, mắc ca, hồng giòn Mộc Châu, gạo nếp tan Ngọc Chiến, dâu tây và măng Vân Hồ... Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu khoa học công nghệ tiên tiến các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt là những sản phẩm đã hoặc đang được bảo hộ sở hữu trí tuệ, như: Tuyển chọn cà phê giống năng suất cao, nâng cao năng suất và chất lượng phục vụ xuất khẩu; xây dựng mô hình trồng bơ theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản xuất bền vững, xử lý ra hoa trái vụ đối với nhãn Sơn La... Từ đó nâng cao giá trị, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Xuyến Kim
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh