Thứ hai 25/11/2024 01:18

Sóc Trăng tưng bừng chuỗi lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Tối 2/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ ba - khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2017 với chủ đề “Sóc Trăng phát huy bản sắc văn hóa - hội nhập phát triển”.
Biểu diễn văn nghệ chào mừng khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ ba - khu vực ĐBSCL năm 2017

Đến dự khai mạc có ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và đông đảo người dân.

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ ba - khu vực ĐBSCL năm 2017, diễn ra từ ngày 28/10-3/11/2017 tại TP. Sóc Trăng, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, như: đua ghe ngo; lễ cúng trăng; hội thi thả đèn nước, phục dựng ghe Kà-hâu; lễ hội đường phố; hội thao dân tộc; hội thảo khoa học; hội chợ thương mại, triển lãm, liên hoan ẩm thực… thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia. Đây là điểm nhấn độc đáo trong tuần lễ lễ hội - du lịch của địa phương, là điều kiện thuận lợi để tỉnh Sóc Trăng giới thiệu, quảng bá, mời gọi đầu tư, phát triển kinh tế; nhất là phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng miền.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh: Với những giá trị văn hóa lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, năm 2013, lễ hội được Chính phủ cho phép nâng lên thành “Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL - tỉnh Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013”. Đây là sự kiện văn hóa có tính cộng đồng lớn, mang tầm khu vực và quốc gia; là ngày hội đoàn kết, sáng tạo các giá trị văn hóa, thể thao dân tộc của cộng đồng dân cư ĐBSCL. Đây là cơ hội để các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, đặc biệt là tỉnh Sóc Trăng giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển du lịch và hội nhập kinh tế.

“Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ ba - khu vực ĐBSCL 2017, là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng, là nơi hội tụ, gặp gỡ của “Những sắc màu văn hóa”, là cơ hội kết nối các sản phẩm văn hóa - du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch Sóc Trăng, các tỉnh khu vực ĐBSCL với cả nước và quốc tế, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và độc đáo, tạo bước phát triển mới cho ngành kinh tế du lịch Sóc Trăng và ĐBSCL. Với sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnh, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ban ngành Trung ương, các địa phương, sự quan tâm đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp, chắc chắn lễ hội sẽ thành công và có bước phát triển ấn tượng trong những năm tới”, ông Chuyện khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ: “Để tổ chức thành công lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ ba - khu vực ĐBSCL năm 2017 và nâng cao hiệu quả tổ chức lễ hội cho những năm tiếp theo, tỉnh Sóc Trăng cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL triển khai các giải pháp cụ thể bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo hai năm một lần để đồng bào Khmer trong khu vực có dịp gặp gỡ giao lưu; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng của khu vực ĐBSCL và của cả nước. Trong khuôn khổ lễ hội, cần tập trung tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phong phú, đa dạng, đặc trưng để giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa lễ hội và tiềm năng, thế mạnh của Sóc Trăng, của khu vực ĐBSCL, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch và thực hiện mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các tiết mục biểu diễn trong lễ hội

Ngoài ra chương trình lễ hội đường phố do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, mang nhiều biểu tượng đặc trưng về vùng đất và con người Sóc Trăng. Đoàn diễu hành từ Quảng trường Bạch Đằng qua đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, Ngô Gia Tự, Xô Viết Nghệ Tĩnh, 30-4 và kết thúc tại Quảng trường Bạch Đằng.

Trên đường diễu hành, đoàn đã dừng lại tại Tượng đài trung tâm (Tượng đài 3 dân tộc), Công viên 30-4 để biểu diễn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc: múa trống Chchaydăm, múa Madison, nghệ thuật Dù Kê - Rô Băm, múa người Nộm, hát bội, lầu cấu... với hàng trăm diễn viên tham gia biểu diễn. Lễ hội đường phố đã thu hút đông đảo người dân đến xem và rất thích thú trước những tiết mục đặc sắc.

Đoàn xe diễu hành

Lễ hội đường phố thực sự tạo sinh khí vui tươi, đoàn kết, phấn khởi trong đồng bào Khmer nói riêng và đồng bào các dân tộc nói chung đến Sóc Trăng tham gia lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ ba - khu vực ĐBSCL năm 2017. Qua đó, giới thiệu với du khách tham quan trong nước và du khách quốc tế về lễ hội truyền thống độc đáo của đồng bào Khmer Sóc Trăng, thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến với tỉnh.

Lê Cương

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững