Thứ hai 18/11/2024 04:22

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.

Theo Quyết định số 995/QĐ-TTg, ngày 25/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăngthời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn huyện Long Phú (Sóc Trăng) được phê duyệt có 2 cụm công nghiệp, đó là Cụm công nghiệp Long Đức 1 và Cụm công nghiệp Long Đức 2. Việc hình thành hai cụm công nghiệp này hứa hẹn mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho kinh tế huyện Long Phú.

Huyện Long Phú (Sóc Trăng) sắp có 2 cụm công nghiệp mới. Ảnh MH

Cụ thể, Cụm công nghiệp Long Đức 1 nằm ở ấp Lợi Đức, xã Long Đức, huyện Long Phú, có diện tích 53,84 ha. Trong đó, đất ở tại nông thôn là 0,80 ha; đất nông nghiệp (gồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm, đất chuyên trồng lúa nước) là 50,99 ha; đất giao thông thủy lợi là 2,05 ha.

Cụm công nghiệp Long Đức 2 cũng được quy hoạch tại ấp Lợi Đức, xã Long Đức, có diện tích 68,75 ha. Trong đó, đất ở tại nông thôn là 0,81 ha; đất nông nghiệp (gồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm, đất chuyên trồng lúa nước) là 66,14 ha; đất giao thông thủy lợi là 1,8 ha.

Ngành nghề thu hút đầu tư của 2 cụm công nghiệp này đa ngành, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xay xát, chế biến nông sản, cơ khí, sửa chữa, điện, điện tử và các ngành nghề khác tùy theo yêu cầu phát triển của địa phương và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trên địa bàn ấp Lợi Đức, xã Long Đức, huyện Long Phú còn có quy hoạch Cụm công nghiệp Long Đức 3 với diện tích 57 ha và Khu công nghiệp Đại Ngãi với diện tích 196 ha.

Với tổng diện tích quy hoạch khoảng 253 ha, các cụm và khu công nghiệp Long Đức 1, 2, 3 và Đại Ngãi tại ấp Lợi Đức, xã Long Đức đang hình thành một khu công nghiệp quy mô lớn. Vị trí đắc địa, tiếp giáp Quốc lộ Nam Sông Hậu và sông Hậu, cùng với sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng giao thông đang được cải thiện như cầu Đại Ngãi, hứa hẹn sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và logistics.

Đồng thời, các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức có đầy đủ các cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư.

Khi có quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cụm và khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã Long Đức, chính quyền địa phương đã triển khai ngay các hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng để người dân hiểu rõ những lợi ích to lớn mà các cụm và khu công nghiệp sẽ mang lại khi đi vào hoạt động.

Ông Hoàng Văn Tài (ngụ tại ấp Lợi Đức), một trong những hộ dân có đất nằm trong quy hoạch, chia sẻ: “Gia đình chúng tôi có khoảng 4.000 m² đang trồng hoa màu nằm trong quy hoạch cụm công nghiệp. Sau khi chính quyền thông báo về quy hoạch cụm công nghiệp, gia đình chúng tôi rất phấn khởi. Việc có nhiều nhà máy, xí nghiệp sẽ tạo ra nhiều việc làm, giúp cải thiện đời sống của người dân chúng tôi. Gia đình tôi sẵn sàng ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dự án”.

Với hơn 2.500 m² đất vườn, gia đình ông Hồ Hữu Đoan đã gắn bó nhiều năm. Tuy nhiên, khi nhận được thông báo về việc quy hoạch làm cụm công nghiệp, ông Đoan cho biết sẵn sàng giao đất khi có thông báo bồi thường, hỗ trợ.

“Nếu có nhà máy, bà con mình sẽ có việc làm ngay tại quê nhà, không phải đi đâu xa kiếm ăn nữa, thu nhập cũng sẽ khấm khá hơn làm ruộng”.

Lãnh đạo UBND xã Long Đức cho biết: “Sau khi Nhà nước có quy hoạch cụm, khu công nghiệp trên địa bàn, chính quyền địa phương rất phấn khởi. Khi cụm và khu công nghiệp được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, sẽ tạo ra công ăn việc làm tại chỗ, người dân khỏi phải bỏ quê đi làm ăn xa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, làm cho diện mạo của xã thêm khởi sắc”.

Việc xây dựng các cụm công nghiệp này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế huyện Long Phú, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đồng thời thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Điều này góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, giúp nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn