Thứ bảy 21/12/2024 02:56

Sóc Trăng: Doanh thu du lịch tăng mạnh nhờ lễ hội Oóc Om Boc

Tháng 11/2024, doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành của tỉnh Sóc Trăng đạt 2.181,3 tỷ đồng, tăng 4,77% so với tháng trước và tăng 35,62% so với cùng kỳ.

Tháng 11/2024, doanh thu từ các hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tại Sóc Trăng đạt 2.181,3 tỷ đồng, tăng 4,77% so với tháng trước và tăng 35,62% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào Lễ hội Oóc Om Boc - Đua ghe ngo Sóc Trăng năm 2024, sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách với các hoạt động đua ghe ngo, hội chợ xúc tiến thương mại và liên hoan ẩm thực quy mô lớn. Số lượng đại biểu tham dự và khách du lịch tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lưu trú và ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ tăng cao.

Doanh thu du lịch trong tháng 11/2024 của Sóc Trăng tăng mạnh nhờ Lễ hội Oóc Om Boc - Đua ghe ngo. Ảnh: An Hiếu

Cụ thể, doanh thu từ dịch vụ lưu trú trong tháng ước đạt 21,8 tỷ đồng, tăng 2,18% so với tháng trước và tăng 31,56% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động dịch vụ ăn uống ghi nhận doanh thu 2.156,3 tỷ đồng, tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 35,67% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch cũng đạt mức doanh thu 3,2 tỷ đồng, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 34,46% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 11 tháng năm 2024, doanh thu từ lĩnh vực lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 20.988,9 tỷ đồng, tăng 20,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 214,6 tỷ đồng, tăng 25,2%; doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt 20.742,2 tỷ đồng, tăng 20,66%; doanh thu từ dịch vụ du lịch lữ hành đạt 32,1 tỷ đồng, tăng 5,05%.

Trong khi đó, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác trong tháng 11/2024 đạt 1.386 tỷ đồng, giảm 1,6% so với tháng trước. Nguyên nhân chính là sự sụt giảm doanh thu từ nhóm ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí, đặc biệt là hoạt động xổ số, vốn chiếm hơn 83% tổng doanh thu dịch vụ. Cụ thể, nhóm ngành này đạt doanh thu 1.164,5 tỷ đồng, giảm 2,31% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2023, doanh thu từ các ngành dịch vụ khác vẫn tăng 28,56%, cho thấy sự phục hồi tích cực sau những khó khăn trong thời gian qua. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ các dịch vụ khác ước đạt 14.792,7 tỷ đồng, tăng 27,46% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ vận tải trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2024 cũng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định nhờ vào nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng cao trong thời gian diễn ra Lễ hội Oóc Om Boc - Đua ghe ngo Sóc Trăng năm 2024 và hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Những sự kiện này đã thu hút lượng lớn du khách và người dân tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải phát triển.

Song song với lĩnh vực du lịch và dịch, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Sóc Trăng ước đạt 6.001,8 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc giá bán lẻ một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao, cùng với nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu như đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, may mặc, vật liệu xây dựng và phương tiện đi lại tăng mạnh. So với cùng kỳ năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng 26,15%, trong đó, nổi bật là sự gia tăng doanh thu từ các mặt hàng lương thực, thực phẩm (+26,21%), đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (+36,01%), vật phẩm văn hóa, giáo dục (+56,34%) và kim loại quý (+22,34%).

Tính chung 11 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 60.407,7 tỷ đồng, tăng 17,42% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao cùng với sự biến động giá của một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, kim loại quý, gỗ và vật liệu xây dựng. Hoạt động bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng, đặc biệt là trong mùa lễ hội.

Những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của ngành du lịch và bán lẻ tại Sóc Trăng, đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động văn hóa, lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP