Thứ sáu 02/05/2025 20:50

Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất dừng bán vé vào công viên Thống Nhất từ ngày 1/1/2023

Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố dừng bán vé vào công viên Thống Nhất từ 1/1/2023 do doanh thu không đủ chi cho nhân viên bán vé.

Theo Sở Xây dựng, việc thu phí vào cửa công viên Thống Nhất thực hiện theo Quyết định số 1467 ngày 20/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, mức phí với trẻ em là 2.000 đồng/lượt, người lớn 4.000 đồng/lượt. Số tiền thu được mỗi năm khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền ấy chỉ giải quyết hơn 50% kinh phí trả lương cho nhân viên bán vé.

Đề xuất dừng bán vé vào công viên Thống Nhất từ ngày 1/1/2023.

Cụ thể, tiền bán vé năm 2019 gần 700 triệu đồng, năm 2020 trên 500 triệu đồng, năm 2021 hơn 300 triệu đồng (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19) và 10 tháng đầu năm 2022 là 630 triệu đồng. Trong khi đó, Công ty Công viên Thống Nhất bố trí 22 nhân viên bán vé theo ba ca, tại 7 cổng. Số tiền trả lương cho nhân viên bán vé gần 110 triệu đồng một tháng (gần 5 triệu đồng một người), khoảng 1,3 tỷ đồng mỗi năm.

Trong khi đó, việc mua vé vào công viên Thống Nhất cũng được xem là bất hợp lý khi “thu quần dài, miễn quần đùi”. Cụ thể những người mặc đồ ở nhà đi tập thể thao sẽ được miễn phí vé vào cổng còn những người ăn mặc chỉnh tề phải mua vé với giá 4.000 nghìn đồng/vé.

Trong giai đoạn trước mắt, khi Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức không gian đi bộ trên tuyến phố Trần Nhân Tông (đoạn từ nút giao ngã ba phố Quang Trung đến nút giao phố Trần Bình Trọng) kết nối với trục chính Công viên Thống Nhất (đoạn từ cổng công viên đến hồ Bảy Mẫu), để tạo lập không gian mở giữa Công viên Thống Nhất với tuyến phố đi bộ khu vực đường Trần Nhân Tông, Sở Xây dựng đề nghị hạ thấp khoảng 396m hàng rào công viên (đoạn từ cổng vào khu xử lý nước thải phía đường Trần Nhân Tông kéo dài đến phố Nguyễn Đình Chiểu).

Công viên Thống Nhất có diện tích lớn nhất Hà Nội (khoảng 50 ha, diện tích mặt nước hơn 20 ha), nằm giữa bốn phố Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và Nguyễn Đình Chiểu. Công viên có 7 lối vào, trong đó cổng chính nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội

Trải nghiệm mới tại Công viên Thống nhất dịp nghỉ lễ

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Công nhân sáng tạo: Nền móng cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 2: Hòa nhịp cùng đất nước

Học giả Nguyễn Đình Đầu: Người tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà

Thời tiết hôm nay 1/5: Bắc Trung Bộ có mưa rào

Thời tiết biển hôm nay 1/5/2025: Biển Đông có mưa và dông

Nụ hôn 30/4 và Việt Nam trong mắt du khách quốc tế sau 50 năm thống nhất

Kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập sau 50 năm: Khoảnh khắc và cuộc đời

Đại tá dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”

Từ chiến hào đến ngày toàn thắng: Hồi ức 30/4 của người lính năm xưa

TP. Hồ Chí Minh: Cầu Ba Son lung linh trong dịp lễ 30/4

Có một Hà Nội 30/4 rực màu cờ đỏ - màu hoa khát vọng thành phố vì hoà bình!

Hiệu quả công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4