Thứ sáu 22/11/2024 16:55

Số phận vắc xin nội địa khi Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp

Mới đây, WHO đã tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, trong khi những vắc xin “made in Viet Nam” vẫn chưa được cấp phép.

Vắc xin ngừa Covid-19 nội địa đang ở giai đoạn nào?

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và chưa có vắc xin phòng dịch, 4 đơn vị trong nước đã tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19, đó là: Công ty TNHH Một thành viên vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC); Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC); Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược NANOGEN.

Số phận vắc xin nội địa khi Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp. Ảnh minh họa

Việc này được ngành y tế, người dân ủng hộ và kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam chủ động về nguồn vắc xin để vượt dịch.

Tuy nhiên đến thời điểm này, vắc xin ngừa /chu-de/vac-xin-covid-19.topic của cả 4 đơn vị nêu trên đều chưa được cấp phép. Kết quả điều tra của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho thấy: Tất cả 4 đơn vị đều tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 sử dụng các công nghệ khác nhau, tùy vào thế mạnh công nghệ sẵn có của đơn vị.

Hiện tại, NANOGEN đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng pha 3 và đang chờ cấp phép; IVAC hoàn thành thử nghiệm lâm sàng pha 2; VABIOTECH hoàn thành thử nghiệm tiền lâm sàng; trong khi POLYVAC đang nhận chuyển giao công nghệ mRNA.

Chia sẻ tại hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu vắc xin và sự tham gia của Việt Nam trong Chương trình chuyển giao công nghệ vắc xin mRNA của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) diễn ra mới đây, các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất vắc xin, bao gồm: Nguồn lực tài chính; chuyển giao công nghệ; hỗ trợ quốc tế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chuyên môn; nền tảng công nghệ sẵn có; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và một số yếu tố khác.

Theo TS. Nguyễn Khánh Phương - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế: Nhìn chung, năng lực sản xuất vắc xin của Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hơn nữa và hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất vắc xin của khu vực, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách, đảm bảo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước; tăng cường đầu tư nghiên cứu, phát triển vắc xin, cũng như mở rộng hợp tác quốc tế.

Chia sẻ về sản xuất vắc xin Covid-19 nội địa ở thời điểm này có cần thiết? Một số chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, vắc xin Covid-19 hiện nay không còn là vấn đề ưu tiên và cũng không phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế. Lý do vì phần lớn người trên 18 tuổi đã hoàn thành tiêm hai mũi và hiện đã có thêm nhiều biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện so với thời điểm vắc xin được nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo đại diện của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, dù gặp một số ách tắc nên việc sản xuất vắc xin không đạt được mục tiêu đề ra nhưng việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 hiện vẫn có ý nghĩa về mặt khoa học, giúp Việt Nam có thể làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin.

Chủ động nâng cao năng lực sản xuất vắc xin trong nước

Mặc dù WHO đã tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu và /chu-de/vac-xin-covid-19.topic không còn là vấn đề ưu tiên và cũng không phù hợp với bối cảnh hiện nay song vẫn được khuyến nghị tích hợp tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong chương trình tiêm chủng trọn đời.

Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - cho rằng: Việc tiếp cận vắc xin rất quan trọng ở cả góc độ chương trình tiêm chủng thường quy cũng như vắc xin khẩn cấp trong đại dịch, các đại dịch khác trong tương lai.

Do vậy Việt Nam cần tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc đang hiện hữu, đó là: Đảm bảo các điều kiện để xây dựng, thực thi chính sách cấp phép vắc xin cũng như đảm bảo năng lực bộ máy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực để xây dựng, thực thi các quy định cấp phép vắc xin theo chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn lực, cơ chế tài chính phù hợp để xây dựng, thực thi chính sách; đầu tư tăng cường hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hiệu quả việc cấp phép thuốc, vắc xin, nhanh chóng giải quyết vấn đề quá tải và tồn đọng hồ sơ cấp phép đăng ký lưu hành.

Đồng thời thiết lập hệ thống giám sát đánh giá việc cấp phép vắc xin trong điều kiện thường và điều kiện khẩn cấp; tạo môi trường quản lý, kinh doanh tốt không còn chịu tác động của những hệ lụy sau thời gian phòng chống dịch bệnh đem lại; có cơ chế, chính sách khuyến khích và tiếp tục duy trì, phát triển các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong nước trong điều kiện Việt Nam đang có đủ năng lực về cả cơ sở vật chất lẫn con người.

Đối với các trường hợp khẩn cấp trong lĩnh vực y tế dự phòng, cần có sự cam kết chính trị và đầu tư nguồn lực từ Nhà nước, nhằm tạo động lực cho nhà sản xuất tập trung phát triển sản phẩm, sẵn sàng ứng phó khi an ninh y tế bị đe dọa.

Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị tốt cho tình trạng khẩn cấp về sức khỏe bao gồm Covid-19 và các dịch bệnh khác với việc tự sản xuất vắc xin trong nước và trở thành trung tâm sản xuất vắc xin khu vực ở châu Á.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Đại dịch Covid-19

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Đoàn công tác Bộ Công Thương dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống