Thứ bảy 05/04/2025 09:12

Schneider Electric khuyến khích sản xuất thông minh để hiệu quả, bền vững hơn

Theo Schneider Electric, chế tạo máy và sản xuất thực phẩm - đồ uống là hai ngành mà Việt Nam cần tập trung nhiều hơn cho hoạt động chuyển đổi số. Vì nếu chúng ta áp dụng kỹ thuật số, công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất của các ngành này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng cũng như giúp giảm chi phí và giá thành.

Tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 diễn ra mới đây, ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia - chia sẻ về nội dung “Nền công nghiệp của tương lai - Vận hành thông minh, công cụ số thế hệ mới và tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa”.

Schneider Electric tham gia Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0

Với sứ mệnh trở thành đối tác kỹ thuật số về phát triển bền vững và gia tăng tính hiệu quả của Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức ở Việt Nam, Schneider Electric đã xây dựng quy trình tự động hóa sản xuất được kết hợp từ 4 phương án tích hợp: Tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa, kỹ thuật số với IoT (Internet vạn vật), tích hợp toàn bộ vòng đời từ thiết kế và xây dựng đến vận hành và bảo trì, tích hợp cách quản lý doanh nghiệp.

Ông Đồng Mai Lâm nhấn mạnh các doanh nghiệp cần bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, tự động hóa hơn và kỹ thuật số nên đóng vai trò quyết định trong việc phát triển công nghệ cho các giải pháp bền vững. Với Schneider Electric, đó chính là “bộ ba bền vững công nghiệp”, bao gồm: Kết hợp hoạt động xuất sắc về mặt kinh tế và trách nhiệm xã hội và môi trường để củng cố tính linh hoạt trong công nghiệp hiện đại; giảm sử dụng tài nguyên và tác động đến môi trường để tăng hiệu quả sinh thái, tác động tích cực đến các biến số kinh doanh, khả năng sinh lời đồng thời tạo cơ sở cho sự bền vững trong công nghiệp; đạt được hiệu quả tối ưu và tính bền vững nhờ tác động qua lại của tự động hóa và năng lượng được hiệu chỉnh dựa trên phân tích thời gian thực từ phần mềm.

Gợi ý một số lĩnh vực mà Việt Nam có thể tập trung nhiều hơn cho hoạt động chuyển đổi số, ông Đồng Mai Lâm cho rằng, chế tạo máy và sản xuất thực phẩm - đồ uống là hai ngành mà chúng tôi đang muốn tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì hai ngành này có tính cạnh tranh rất cao. Nếu chúng ta áp dụng kỹ thuật số, công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất, điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng cũng như giúp giảm chi phí và giá thành.

Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy xu thế nổi bật trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững. Điển hình như tại Hội nghị cấp cao COP26, Việt Nam cam kết đến năm 2050 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0”. Để làm được điều đó, chúng ta phải tối ưu tất cả các hoạt động và nâng cao tính hiệu quả. Theo đó, trên nền tảng EcoStruxure của Schneider Electric, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp chuyên biệt như EcoStruxure Machine, hay EcoStruxure cho ngành thực phẩm - đồ uống.

“Schneider Electric hy vọng các doanh nghiệp và tổ chức sẽ tăng tốc tự động hóa trong công nghiệp thông qua phần mềm, dữ liệu, IoT,… Chúng tôi cũng kêu gọi các đối tác cùng Schneider Electric nghiên cứu và hoàn thiện các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ quá trình tiến về công nghiệp 4.0 của hoạt động vận hành công nghiệp trên thế giới và Việt Nam” - ông Đồng Mai Lâm chia sẻ thêm.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Honda Việt Nam 'tiếp lửa đam mê' cho khách mua xe Winner X

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid, pickup: Điều chỉnh thế nào?

Thị trường ô tô giảm giá mạnh, khách hàng hưởng lợi lớn

Ưu đãi lớn từ Hyundai Thành Công, giảm đến 75 triệu đồng

Vượt qua 'cơn bão' AI: Doanh nghiệp mạnh sẽ càng mạnh hơn!

'AI cho cộng đồng': Cơ hội học trí tuệ nhân tạo miễn phí

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và Alphard để thay thế ốp nắp ca-pô

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Truy xuất nguồn gốc: 'Cánh cửa' bước vào thị trường lớn

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Honda ICON e: Hành trình kiến tạo tương lai giao thông xanh

Tài sản mã hoá: ‘Xương sống’ của nền kinh tế số

VF 3 chiếc xe mang “giá trị Việt” dành cho người Việt

Mẫu xe Omoda C5 Luxury giá gây sốc có gì đặc biệt?

Phủ sóng 5G toàn quốc: Thách thức nào lớn nhất?

Quản lý dữ liệu cá nhân: EVNHANOI triển khai giải pháp gì?

Việt Nam sẽ tiến tới xuất khẩu lớn về khoa học công nghệ

Xuất xưởng chiếc xe thứ 700.000, Toyota đồng hành cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam