Điều tra nguyên nhân 5 người ngộ độc sau bữa rượu ở Nghệ An Uống quá liều thuốc Paracetamol gây ngộ độc, tổn thương gan như thế nào? |
Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long – chia sẻ: Nấm có chứa thành phần độc tố sẽ gây ngộ độc cho cơ thể con người hay động vật khi ăn phải. Cơ chế độc phát tác gồm chất độc phát tác chậm và chất độc phát tác nhanh.
Làm thế nào để nhận biết và phòng chống nấm độc |
Chất độc phát tác chậm: Thời gian để các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi ăn nấm có chứa chất độc thường từ 6 - 40 giờ (trung bình là 12 giờ). Vì các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện sau ăn trong thời gian dài nên loại này thường dễ gây tử vong. Nấm có chứa Amanita verna, Amanita virosa, Amanita phalloides... sẽ thuộc nhóm chất độc phát tác chậm và có tỷ lệ tử vong khoảng 50%, thậm chí là cao hơn
Chất độc phát tác nhanh: Trường hợp này các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện trong vòng 6 giờ sau ăn nấm. Nấm có chứa Inocybe fastigiata, Chlorophyllum molybdites... sẽ thuộc nhóm chất độc phát tác nhanh. Bệnh nhân ngộ độc nhóm nấm này nếu được xử trí ngộ độc nấm độc kịp thời, đồng thời áp dụng các biện pháp cấp cứu hồi sức cơ bản thì tỷ lệ qua khỏi, hồi phục tốt tương đối cao.
Thông tin tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trung tâm liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc nấm, phần lớn bệnh nhân đến từ các tỉnh như Tuyên Quang, Thái Nguyên... và có nhiều bệnh nhân đang ở trong tình trạng rất nặng, thậm chí đã có bệnh nhân tử vong.
Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu biết về ngộ độc nấm, các loại nấm độc rất quan trọng, nhằm giúp giảm thiểu số vụ ngộ độc. Ngoài ra, nhân viên y tế cũng cần phải biết chẩn đoán, xử trí ban đầu và điều trị sớm các trường hợp ngộ độc nấm để tránh bệnh tiến triển nặng và dẫn tới tử vong.
Các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Chẩn đoán mức độ ngộ độc nấm được phân loại nặng dựa trên các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện triệu chứng sau khi ăn: Sớm trong 3 giờ (nhẹ và trung bình) hoặc muộn sau 6 giờ (nặng nguy hiểm). Tuy nhiên cần đề phòng nếu người bệnh ăn nhiều loại nấm và xuất hiện triệu chứng sớm cũng có thể nặng gây tử vong.
Bên cạnh đó, cần chẩn đoán phân biệt với các ngộ độc thực ăn do căn nguyên khác, như vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, dư lượng hóa chất trong thực phẩm… Dựa vào sự xác định của bệnh nhân về việc có ăn nấm, thời gian sau khi ăn trong vòng 3 giờ hay trước 6 giờ để định hướng ngộ độc nấm.
Các xử trí ngộ độc nấm được Trung tâm Chống độc khuyến cáo: Cấp cứu ban đầu (tại nhà và tại các tuyến y tế cơ sở) cần thực hiện các biện pháp đào thải chất độc và hạn chế hấp thu, như gây nôn nếu bệnh nhân mới ăn nấm trong vòng 1 giờ; cho uống than hoạt (1g/kg). Nếu biết chắc bệnh nhân ăn loại nấm nguy hiểm sau 6 giờ mới xuất hiện triệu chứng thì có thể cho than hoạt 2-3 giờ một lần/24 -48 giờ vì chất độc amatoxin chuyển hóa theo vòng tuần hoàn gan mật.
Rửa dạ dày có thể thực hiện ở bệnh nhân người lớn và trẻ lớn với cỡ ống rửa to (bằng ngón tay út nạn nhân) nếu ăn nấm độc nguy hiểm và thời gian sau khi ăn trong vòng 1-2 giờ, có nhân việ y tế đã được huấn luyện kỹ thuật rửa dạ dày.
Đồng thời cần vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện huyện bệnh nhân ngộ độc nấm có triêụ chứng sớm. Với bệnh nhân ngộ độc nấm triêụ chứng muộn (sau 6 giờ) cần được chuyển đến bệnh viện tỉnh hoặc khu vực nơi có khả năng lọc máu.
Cách phòng tránh ngộ độc nấm: Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên, bởi rất khó nhận biết nấm độc và nấm không độc. Cần nhớ là ngay cả chuyên gia về nấm cũng có thể bị nhầm nấm độc với nấm lành. Nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với nấm ăn được, do trong một vài giai đoạn phát triển chúng giống nhau. Trong đám nấm lành cũng có nấm độc. Không phải nấm trắng là nấm không độc. Có những loại nấm độc nhất (nấm độc tán trắng – Amanita verna, nấm độc trắng hình nón – Amanita virosa) cũng có màu trắng muốt và nấu ăn ngọt nhưng lại là loài nấm gây độc chính ở nước ta. |