Tây Ninh: 6 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn nấm rừng
Sức khỏe 09/06/2023 10:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cách phòng tránh và xử lý ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch Ngộ độc thực phẩm do bột màu: Hai người nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng |
Thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, địa phương vừa ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc thực phẩm sau khi ăn nấm rừng.
Cụ thể, 6 trường hợp đều cư ngụ tại xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện vào các ngày 3, 6 và 7/6 trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu. Hiện đã có 2 người xuất viện, 4 người đang được tiếp tục theo dõi, điều trị.
Thông tin ban đầu, các nạn nhân vào rừng hái nấm trứng gà, trứng ngỗng về ăn. Trong quá trình hái có xen lẫn vài loại nấm có màu đen xám không rõ tên, có hình dáng tương tự nấm than nên đem về chế biến cho gia đình, bạn bè cùng ăn.
Đến ngày 7/6, các nạn nhân bị nôn ói, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy và được gia đình đưa vào Trung tâm y tế huyện cấp cứu.
![]() |
6 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn nấm rừng. Ảnh minh họa |
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tiến hành kiểm tra, xác nhận thông tin về các trường hợp nghi ngộ độc do ăn nấm rừng.
Trước đó ngày 7/6, 3 người trong cùng một gia đình tại huyện Tân Biên (Tây Ninh) cũng bị ngộ độc sau khi ăn nấm lạ. Dù đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để cấp cứu nhưng một nạn nhân đã tử vong, những người còn lại vẫn đang được điều trị tích cực.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu cho biết sau sự việc có người ở huyện Tân Biên tử vong do ăn nấm rừng, ngày 8/6, Ủy ban nhân dân huyện ban hành công văn gửi Trung tâm y tế huyện và các ban, đoàn thể, các xã, thị trấn về việc tăng cường tuyên truyền phòng, chống ngộ độc nấm trong nhân dân.
Ngành chức năng khuyến cáo, thời tiết đang vào mùa mưa, cũng là mùa các loại nấm, trong đó có nhiều loại nấm thường mọc lẫn nấm độc, rất khó phân biệt. Do đó, người dân không nên hái bất cứ loại nấm nào trong rừng về làm thức ăn, bởi có nhiều loại nấm độc, khi ăn vào sẽ tác động lên hệ tiêu hóa, gây đau bụng, ói, tiêu chảy, sau đó sẽ dẫn đến hệ thần kinh và gây nên hiện tượng co giật và gây tổn thương các cơ quan gan thận; nếu không biết cách xử lý và đưa đến bệnh viện trễ sẽ gây suy đa cơ quan, suy gan, suy thận, rối loạn nhịp tim, diễn tiến bệnh sẽ nặng thêm, nguy cơ tử vong là rất cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thái Bình: Xác minh nguyên nhân khiến nữ giáo viên tử vong sau khi làm phẫu thuật tại bệnh viện

Uống nước ép lựu mỗi ngày - tác dụng “thần kỳ” cho tuổi 50

TP. Hồ Chí Minh: Đã có kết quả giải mã gene ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Nước ép cần tây: Uống sao cho đúng?

Vì sao không nên ướp thịt bò với muối?
Tin cùng chuyên mục

Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát

Một số loại rau quả mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch

Cây rau dừa nước là vị thuốc hay cho các bệnh lý về đường tiết niệu

Dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu

TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ

Sức khỏe 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc ở Thái Bình đã ổn định trở lại

Thái Bình: 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc sau bữa tiệc liên hoan Tết Trung thu tại lớp

Ninh Thuận: Đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát mạnh

Xu hướng làm đẹp bằng công nghệ không xâm lấn

Bộ Y tế thông tin về thuốc tiêm Avastin điều trị ung thư khiến 12 bệnh nhân tại Pakistan bị mù

Đi bộ trên 2000 bước/ngày giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ

Tác dụng của ca cao đối với sức khỏe

Nhiều văn bản quy định về an toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ

Lợi ích của sữa hạt với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường

Những điều cần biết khi bước sang độ tuổi 50

Chế độ ăn thuần chay: Lợi ích và hạn chế đối với sức khỏe

1 tuần, Hà Nội ghi nhận hơn 2.400 ca sốt xuất huyết

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid-19?

Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ
