Thứ năm 14/11/2024 05:45

Sau vụ bé trai tử vong trong nhà tắm, sử dụng bình nóng lạnh thế nào cho an toàn?

Mới đây, bệnh nhi 10 tuổi đưa vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện. Sự việc đáng tiếc liên quan đến việc sử dụng bình nóng lạnh.

Sự việc đáng tiếc liên quan đến sử dụng bình nóng lạnh xảy ra vào buổi chiều, khi bố mẹ đi làm ở nhà chỉ có mình bé trai. Chiều cùng ngày, người thân trở về nhà và phát hiện con nằm bất động trên nền nhà tắm, tay cầm vòi hoa sen còn mở. Lúc này, trẻ tím tái toàn thân, ngừng thở, ngừng tim, gọi hỏi không đáp ứng, người nhà tiến hành ép tim nhưng không đáp ứng. Tai nạn đau lòng này một lần nữa cảnh báo nguy cơ khi sử dụng thiết bị điện trong phòng tắm.

Sử dụng bình nóng lạnh không đúng cách có thể gây những sự cố đáng tiếc về sức khỏe, thậm chí tính mạng

Theo các chuyên gia, việc sử dụng bình nóng lạnh không đúng cách có thể gây nên những sự cố rất đáng tiếc về sức khỏe và thậm chí cả tính mạng. Để có cách phòng tránh cho những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra cần đặc biệt lưu ý các vấn đề như:

Chỉ nên cắm bình nóng lạnh trước khi sử dụng 30 - 45 phút. Khi sử dụng để tắm cần ngắt điện bình nước nóng để đảm bảo an toàn.

Bình nóng lạnh làm nóng nước theo nguyên lý giống như ấm đun nước bằng điện. Khi hoạt động nó sẽ đốt nóng dây may so để đun nóng nước. Mặc dù có thiết kế phức tạp và hiện đại hơn, nhưng nguy cơ gây giật của cả hai thiết bị này là như nhau. Bình nóng lạnh sẽ bị rò điện khi có sự thông mạch từ dây may so đến môi trường bên ngoài.

Việc cắm điện bình nước nóng liên tục 24/24 giờ chính là tác nhân hàng đầu bào mòn lớp cách điện và khiến hệ thống ngắt điện hoạt động không còn hiệu quả, dễ dẫn đến rò điện gây chết người hết sức nguy hiểm.

Vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ: Nên kiểm tra và bảo dưỡng tối thiểu 3 tháng 1 lần. Đặc biệt trong mùa Đông sử dụng nhiều nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả gia đình bạn.

Bình nóng lạnh ngày nay đều được thiết kế hệ thống chống ngắt điện tự động khi nước đã đủ nhiệt, tuy nhiên điều này không ngăn được việc điện rò vào nước. Một phần do bình nóng lạnh sau một thời gian sử dụng, các bộ phận, chi tiết bên trong đã cũ và không thể hoạt động hiệu quả như lúc mới. Hệ quả là điện có thể rò vào nước bất cứ lúc nào mà bạn không thể biết trước được. Nếu trong khi tắm vẫn để điện bình nước nóng thì có thể xảy ra tình trạng bị giật, khi điện rò vào nước, lúc này nguy cơ tử vong rất cao.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học