Thứ sáu 08/11/2024 06:27

Sau khu đô thị Thanh Hà, nhiều vùng lân cận chịu chung cảnh mất nước

Hơn một tháng nay, nhiều hộ gia đình ở vùng lân cận khu đô thị Thanh Hà cũng chịu chung số phận mất nước, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Hơn một tháng sống trong cảnh thiếu nước sạch

Gần 1 tháng qua, vợ chồng anh Sang (sống tại phố Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội) đành phải gửi con về quê vì không đủ nước sinh hoạt cho các cháu.

“Khu vực bể ngầm nước nhà tôi cạn khô. Ban đầu vợ chồng còn đi xin từng chậu nước để sinh hoạt. Nhưng khi xung quanh đây, nhà ai cũng cạn kiệt hết, chúng tôi đành phải mua bình đóng chai tắm gội, sinh hoạt” – anh Sang chia sẻ.

Gia đình anh có 2 con nhỏ, nên việc sử dụng nước cũng tốn kém hơn, chính vì thế khi không thể cầm cự được nữa, anh phải chở 2 con về quê cách 30km nhờ ông bà chăm sóc giúp.

Gia đình anh Sang phải tiết kiệm từng giọt nước

Loay hoay nước sinh hoạt cả tháng nay khiến cuộc sống vợ chồng anh vô cùng đảo lộn. Thậm chí, anh còn đầu tư cả ống nhựa, máy bơm hút nước sạch khi có thể. Ấy thế, canh ngày canh đêm, đủ thiết bị nhưng nước sạch vẫn khan hiếm.

Chung số phận, gia đình chị Nhật Hà (cùng phố Triều Khúc) cả gần 1 tuần không dám tắm rửa vì sợ không đủ nước cho việc nấu nướng hay vệ sinh cá nhân khác.

“Không được tắm rửa, người vô cùng khó chịu, vài ngày, tôi đưa 2 con sang nhà em trai ở khu khác tắm giặt nhờ. Không thì 2 tuần một lần, tôi gom quần áo mang về quê cách 50km để tắm vì nước sạch không đủ sinh hoạt. Mua nước bình cũng phải dùng hạn chế vì các hộ dân quanh đây cũng chung tình trạng tương tự” - chị Hà chia sẻ.

Nhiều gia đình khác nơi đây cũng cùng chung tình cảnh, cứ đêm đêm, mọi người lại thức canh nước, chỉ mới vài ngày ai cũng mệt mỏi, rệu rã vì cảnh mất nước.

Vài ngày trước, Hà Nội đổ mưa, nhiều người vội vàng mang chậu, xô, thùng,... ra hứng nước mưa nhưng cũng chỉ hứng được vài chậu, đủ cho vài ngày sinh hoạt tiếp theo.

Những vật dụng có thể đựng nước đều được tận dụng

Nhà nhà, người người phải mua nước bình đóng chai tắm gội khiến nhiều người ngao ngán, không biết bao giờ tình trạng này mới kết thúc. Để sử dụng tiết kiệm nước, nhiều gia đình phải tận dụng nước rửa rau để rửa bát, rồi lấy đó để dội nhà vệ sinh. Dù biết không sạch sẽ nhưng cũng chẳng còn lựa chọn nào khác.

Sẽ khắc phục tình trạng thiếu nước

Trao đổi với phóng viên, ông Triệu Đình Lương - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp thôn Triều Khúc, xã Tân Triều cho biết, đơn vị cấp nước cho hợp tác xã là công ty Cổ phần Viwaco.

Nguyên nhân mất nước thời gian vừa qua là do nước Sông Đà cấp cho khu vực bị yếu. Không chỉ các hộ dân ở Triều Khúc bị mất nước mà các khu vực lân cận cũng bị ảnh hưởng nhiều.

“Tôi cùng các cán bộ công nhân viên của hợp tác xã đã và đang cố gắng hết sức mình để điều tiết nước, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân" – ông Lương cho hay.

Trước đó, đầu tháng 10, hàng nghìn hộ dân sống tại Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) phản ánh về tình trạng mất nước đột ngột. Khi được cấp trở lại, nước xuất hiện tình trạng nặng mùi, gây mẩn ngứa, dị ứng da.

Khu đô thị Thanh Hà trước đó cũng gặp tình trạng mất nước

Nhiều cư dân phản ánh tình trạng này tới chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà và lấy mẫu nước đi xét nghiệm.

Ngày 10/10, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) thông báo kết quả xét nghiệm hàm lượng Amoni trong nước 11,46mg/l, gấp 38 lần ngưỡng cho phép, hàm lượng clo cũng vượt ngưỡng hàng chục lần. Đến 19h ngày 14/10, hơn 10 tòa nhà thuộc Khu đô thị Thanh Hà bị cắt nước đột ngột khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Giải thích nguyên nhân, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Khu đô thị Thanh Hà có quy mô dân số khoảng 26.500 người với nhu cầu sử dụng nước khoảng 3.500m3/ngày.

Do chất lượng nước ngầm thời gian qua không đảm bảo, Công ty CP Nước sạch Thanh Hà đã giảm sản lượng khai thác từ 3.000- 3.500m3/ngày xuống còn 1.000- 1.500m3/ngày, thậm chí dừng hẳn từ ngày 14-10. Trong khi đó, nguồn từ Nhà máy nước sông Đuống không tăng kịp dẫn tới thiếu nước cho cư dân Thanh Hà.

Để khắc phục tình trạng trên, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, trong đó có việc yêu cầu các công ty nước sạch của Thủ đô điều tiết, chia sẻ nước cho Khu đô thị Thanh Hà.

“Đến nay việc cấp nước cho Khu đô thị Thanh Hà đã ổn định; chất lượng nước sạch đầu nguồn cấp về cho Khu đô thị Thanh Hà qua công tác lấy mẫu xét nghiệm đều đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01-1:2018/BYT” - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định.

An Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển