Sắp xếp lại 4 Tổng cục tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nông nghiệp - nông thôn Thứ sáu, 29/04/2022 - 07:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT.
![]() |
Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Trên cơ sở kết quả cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT.
Trong đó, về cơ cấu tổ chức, Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ NN&PTNT về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, gồm tổng số 27 đầu mối, trong đó 21 tổ chức hành chính và 6 đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể, đối với 4 tổng cục gồm: Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai thực hiện phương án sắp xếp theo hướng: Tổng cục Lâm nghiệp được tổ chức lại thành hai Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm; Tổng cục Thủy sản tổ chức lại thành hai Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư; Tổng cục Thủy lợi tổ chức lại thành Cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai tổ chức lại thành Cục Phòng, chống thiên tai.
Đối với các cục, tiếp tục duy trì 6 cục, gồm: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, bảo đảm đáp ứng tiêu chí thành lập theo quy định.
Đồng thời hợp nhất Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản với Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thành Cục Quản lý chất lượng, chế biến và thị trường nông sản.
Đối với các Vụ và Văn phòng, Thanh tra được tiếp tục giữ ổn định; tiếp tục duy trì 6 Vụ, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học và Công nghệ và Môi trường, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế; đồng thời sáp nhập Vụ Quản lý doanh nghiệp vào Vụ Tài chính.
Bộ NN&PTNT cũng sẽ không tổ chức phòng trong Vụ.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ đồng ý tiếp tục duy trì 3 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó sẽ đổi tên hai đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Tin học và Thống kê thành Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp; Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I thành Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời đưa Trung tâm Khuyến nông quốc gia vào cơ cấu tổ chức của Bộ để xác định rõ đơn vị phục vụ quản lý nhà nước trong hoạt động khuyến nông.
Bộ Nội vụ cũng thống nhất tổ chức lại Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II thành Trường Chính sách công và phát triển nông thôn và không quy định trong cơ cấu tổ chức của Bộ để chuyển sang hoạt động theo mô hình tự chủ và mở rộng phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu xã hội. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng không tổ chức phòng trong Vụ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gặp người 'thuần hóa' rau dại trên đất nhiễm mặn

Hướng đến mô hình sản xuất cà phê bền vững

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Tỉnh Đồng Tháp: Phát triển du lịch gắn với OCOP

Vắc xin thú y nhập lậu tràn lan, Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý nghiêm
Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam 2022

Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm có trách nhiệm với xã hội, môi trường 2022

Tổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Cần hướng đến các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Một ngày cùng diêm dân trên cánh đồng muối Bạch Long

Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp

Đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế

Phát huy vai trò chợ nông thôn

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Xử lý dứt điểm các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn

Phát triển nông thôn mới: Gắn với xây dựng đô thị xanh

Đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

NPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt Nam

Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?

Quảng Ninh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2022

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn
