Thứ ba 24/12/2024 06:56

Sáng 29/5: Quốc hội giám sát nguồn lực phòng, chống covid-19

Sáng 29/5, bắt đầu tuần làm việc thứ 2, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về việc huy động, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19, y tế dự phòng.

Báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội cho hay, tổng nguồn lực trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện chính sách an sinh xã hội huy động trong giai đoạn 2020 - 2022 khoảng 230.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 186.400 tỉ đồng; huy động các nguồn khác 43.600 tỉ đồng.

Kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XV

Trong đánh giá khái quát việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm. Đặc biệt, đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch. Trong đó hai vụ án kit xét nghiệm Việt Á và chuyến bay giải cứu khiến nhiều cán bộ ở T.Ư và địa phương bị xử lý hình sự…

Trong tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ V, Quốc hội sẽ nghe các tờ trình, báo cáo và thảo luận về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); dự thảo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đáng lưu ý, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM (chiều 30-5).

Một hoạt động quan trọng khác cũng được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi diễn ra ngày 31-5 và sáng 1-6 là: Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023. Các thành viên Chính phủ dự kiến phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 1-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp thứ 5

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người