Thứ ba 13/05/2025 23:37

Đại biểu đề nghị Quốc hội hạn chế tối đa ban hành thêm văn bản dưới luật

Góp ý dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội hạn chế tối đa ban hành thêm văn bản dưới luật.

Sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hộitiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Sáng 29/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Ảnh: QH

Góp ý tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm tới thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính cấp trên đối với các đơn vị hành chính cấp dưới không tổ chức Hội đồng nhân dân (Điều 5a). Theo đó, đại biểu nhất trí bổ sung nhưng ở khoản 1 thay vì giao Quốc hội quy định về “Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính cấp trên đối với các đơn vị hành chính cấp dưới không tổ chức Hội đồng nhân dân” thì đề nghị quy định ngay tại dự Luật này.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: QH

“Vì đây là Luật cụ thể hóa một trong ba chức năng của Quốc hội, cần hạn chế tối đa việc Quốc hội ban hành thêm những văn bản dưới Luật kiểu như thế này nhằm tránh vòng luẩn quẩn trong giải quyết thẩm quyền…”- đại biểu khẳng định.

Trong khi đó, góp ý kiến về bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát, đại biểu Phạm Văn Hòa- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đồng tình với thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, theo đó không sửa đổi nội dung này, vì hiện nay việc giải thích hiến pháp đã rất cụ thể, rõ ràng.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng nêu rất rõ, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc theo đề xuất của Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án, Viện kiểm sát, Kiểm toán, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan trung ương cần thiết, đề xuất Quốc hội xem xét giải thích pháp luật.

Đại biểu Phạm Văn Hòa- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: QH

Liên quan đến bổ sung quy định cơ quan có trách nhiệm tham mưu, giúp việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tiến hành hoạt động giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu cũng cho rằng, không luật hóa nội dung này. Theo đại biểu: Do đã giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cơ quan có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc quy định cụ thể trách nhiệm của Ban Dân nguyện tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát là phù hợp. Vì vậy việc đề xuất thêm một cơ quan là không cần thiết.

Còn đại biểu Hà Phước Thắng - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải đảm bảo tính thời sự, đồng bộ trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội. Cụ thể, liên quan đến quy định ở khoản 6 Điều 1 của dự thảo luật sửa đổi khoản 2 Điều 13 của Luật Hoạt động giám sát (HĐGS) về thời gian xem xét báo cáo của Quốc hội, đại biểu đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành theo khoản 2 Điều 13 của Luật HĐGS để đảm bảo tính thời sự, đồng bộ trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội.

Đại biểu Hà Phước Thắng cho rằng, ở cuối kỳ họp, để thông qua các chỉ tiêu, giải pháp, mục tiêu về kinh tế - xã hội của năm sau, chúng ta phải đồng thời xem xét những vấn đề quan trọng về công tác tư pháp, công tác phòng chống tham nhũng, về tình hình tội phạm, về giải quyết kiến nghị của cử tri… Từ đó có số liệu đồng bộ và chúng ta quyết định những vấn đề năm sau của đất nước.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng