Thứ tư 27/11/2024 07:47

Sản xuất và cung ứng điện ở miền Bắc: Nhiều tín hiệu khả quan

Mặc dù vẫn còn căng thẳng nhưng với những nỗ lực quản lý, vận hành và tình hình thuỷ văn tốt lên, kỳ vọng tình trạng cấp điện ở miền Bắc sẽ khả quan hơn.

Nước về hồ thuỷ điện tăng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, những ngày tới đây, nền nhiệt ở khu vực miền Bắc vẫn không có sự thay đổi, nắng nóng vẫn tiếp tục song sẽ có khả năng xảy ra mưa lớn trên diện rộng.

Ngày 11/05/2023, khu vực Bắc Bộ có nơi mưa to đến rất to; ngày có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông. Từ nay đến 14/6, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Từ ngày 14 - 16.6, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.

Báo cáo cập nhật đầu giờ sáng ngày 10/6 của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệpBộ Công Thương cho thấy, lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện đã tăng so với ngày hôm qua (9/6) dù vẫn thấp.

Lưu lượng nước về các hồ khu vực Bắc Bộ đạt từ 60-1625m3/s. Cụ thể hồ: Lai Châu đã 299 m3/s; Hồ Sơn La: 513 m3/s; Hồ Hòa Bình: 225 m3/s; Hồ Thác Bà: 1625 m3/s; Hồ Tuyên Quang: 110 m3/s; Hồ Bản Chát: 60 m3/s.

Lượng nước về đã giúp cải thiện mức nước các hồ thuỷ điện tăng trên mực nước chết từ trên 1m trở lên. Đơn cử như Hồ Lai Châu: 269.1 m/ 265 m; Hồ Sơn La: 175.96/175 m; Hồ Hòa Bình: 103.60/80m (qui định mực nước tối thiểu: 81.9 m); Hồ Thác Bà: 46.35/46 m (qui định tối thiểu: 46.5 m); Hồ Tuyên Quang: 91.44/90m (qui định tối thiểu: 90.7m); Hồ Bản Chát: 432.39m/431m.

Điều này đồng nghĩa, nhiều tổ máy/nhà máy thuỷ điện đã có thể hoạt động trở lại, công suất phát và sản lượng huy động tăng lên.

Thuỷ điện Sơn La

Nhiệt điện nỗ lực

Thông tin cập nhật trên trang của Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia lúc 10h30 sáng ngày 10/6, phụ tải hệ thống trên 34.480 MW, trong đó phụ tải miền Bắc tiếp tục tăng đạt mức 15.803 MW, còn miền Nam giữ nguyên, miền Trung giảm.

Thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương, đến nay, công tác cung cấp nhiên liệu than, khí đã được đảm bảo. Hiện các nhà máy nhiệt điện cũng đang huy động hết công suất khả dụng; tập trung ưu tiên xử lý các sự cổ tổ máy để sớm đưa vào vận hành.

Chia sẻ thông tin với Báo Công Thương, đại diện các nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Thái Bình 2 cho biết, dự kiến trong vài ba ngày tới, các đơn vị sẽ hoàn thành công tác sửa chữa, kiểm tra thiết bị để sẵn sàng vận hành các tổ máy bị sự cố.

Khi các tổ máy được vận hành đầy đủ sẽ góp phần cung cấp thêm cho lưới điện miền Bắc thêm khoảng 20 triệu kWh mỗi ngày.

Các nhà máy nhiệt điện đang nỗ lực vận hành

Truyền tải duy trì vận hành cao

Để đảm bảo cấp điện miền Bắc trong cao điểm mùa khô 2023 đang căng thẳng như hiện nay, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đã nâng ngưỡng truyền tải công suất trong ngắn hạn lên tới 2600MVA trên đường dây 500kV Nho Quan - Nghi Sơn 2 - Hà Tĩnh theo chiều Nam - Bắc trong một số giờ cao điểm nhằm ưu tiên mục tiêu giữ nước các hồ thủy điện đa mục tiêu tại miền Bắc.

Tại Truyền tải điện (TTĐ) Thanh Hóa, ông Lữ Thanh Hải – Giám đốc Truyền tải điện Thanh Hóa cho biết: Đơn vị quản lý vận hành hơn 750 km với 5 trạm biến áp với tổng dung lượng máy biến áp là 1.625 MVA. Thời tiết nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng nhanh, khu vực thị xã Nghi Sơn ghi nhận mức nhiệt độ cao hơn 40 độ C, khiến tình hình vận hành căng thẳng. Trên các đường dây 500kV mạch 1, 2 các ngày gần đây đường dây 500kV mức mang tải hơn 1500A (các năm trước khoảng 1000A). Các đường dây khác đều mang tải cao.

Giữ vai trò điểm nút quan trọng nhất trong việc truyền tải điện ra phía Bắc, lưới truyền tải tại Truyền tải điện Hà Tĩnh cũng luôn vận hành căng thẳng. Ông Nguyễn Sỹ Thắng – Giám đốc Truyền tải điện Hà Tĩnh cho biết: Bắt đầu từ ngày 19/5, xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên của năm 2023, tải trên các đường dây 500kV khu vực Hà Tĩnh bắt đầu tăng cao, đặc biệt là đường dây 500kV Hà Tĩnh – Vũng Áng tăng lên trên 80% định mức. Chế độ điện áp 500kV tại các nút của trạm biến áp thường xuyên vượt ngưỡng. Các ngăn lộ đường dây 220kV tình trạng vận hành thường xuyên vận hành đầy và quá tải.

Trước thực trạng trên để đảm bảo vận hành truyền tải, lãnh đạo PTC1, lãnh đạo các các truyền tải điện đã thường xuyên trực tiếp đi kiểm tra các điểm vận hành đầy, quá tải, các điểm xung yếu, phát nhiệt tại các TBA và đường dây, đặc biệt là đối với trục đường dây 500kV từ Vũng Áng - Hà Tĩnh – Nghi Sơn – Nho Quan luôn vận hành đầy tải vào các giờ cao điểm. Đồng thời, các TTĐ thực hiện lập lịch trực tăng cường của lãnh đạo trạm, nhân viên vận hành nhằm đảm bảo công tác ứng trực kịp thời chỉ đạo khi có các tình huống bất thường xảy ra trên lưới, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố hoặc phải tách thiết bị ra khỏi vận hành.

Đơn vị đã chỉ đạo quán triệt lực lượng vận hành thường xuyên liên tục giám sát chặt chẽ tình trạng mang tải, tình trạng làm việc của các thiết bị ngăn tải cao.

Đối với phần đường dây, các đội TTĐ đã lập lịch trực và kiểm tra tăng cường của lãnh đạo, công nhân ngoài giờ hành chính. Đơn vị đã cho rà soát toàn bộ các khoảng cách có cây trong và ngoài hành lang. Qua rà soát đã thực hiện chặt tỉa các cây cao trong và ngoài hành lang ở một số khoảng cột đảm bảo vận hành an toàn. Cử người canh gác, thực hiện phân công nhiệm vụ chia ca canh gác liên tục từ 07h-19h tại các điểm pha đất thấp khi đường dây vận hành đầy tải, quá tải.

Đơn vị đã thực hiện kiểm tra, rà soát các công trình có mái tôn, bạt, lưới trong và gần hành lang, thực hiện chằng néo chắc chắn để đề phòng nguy cơ gió lốc hất bay lên đường dây gây sự cố. Tổ chức tuyên truyền ký cam kết không thả diều gần hành lang lưới điện cao áp. Đơn vị thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền qua loa truyền thanh của xã, phường và ngăn chặn khi người dân cố tình thả diều. Ngoài ra, các truyền tải điện đã phối hợp với các Công ty Điện lực kiểm tra khoảng cách giao chéo giữa các đường dây truyền tải diện với lưới điện phân phối, để xử lý các khoảng cách đảm bảo theo quy phạm.

Với hàng loạt giải pháp và nỗ lực của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp ngành điện ở tất cả các khối sản xuất, truyền tải, phân phối...sẽ giúp giảm áp lực về điện cho miền Bắc. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, nắng nóng vẫn tiếp tục do đó cần đẩy mạnh các chương trình sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả!

Hiện Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đang nỗ lực chỉ đạo, đôn đốc, tìm mọi giải pháp để tăng cường vận hành các nguồn nhiệt điện; huy động hợp lý hài hoà các nguồn thuỷ điện; tăng cường khả năng truyền tải điện từ miền Trung, nhằm đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc.
Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Cấp điện mùa nắng nóng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện