Thứ tư 06/11/2024 01:26

Sản xuất công nghiệp: Hướng đến mục tiêu lớn

Để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại vào năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt mục tiêu tổng quát, đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó có một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Ban hành chính sách phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu cụ thể hơn, đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm; chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đạt trên 70%; xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết 23 cũng đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp CNHT thuộc mọi thành phần kinh tế. Xây dựng các tiêu chí ưu tiên lựa chọn phát ngành triển CNHT, tập trung vào các khâu còn yếu trong chuỗi giá trị sản phẩm hoặc công đoạn quyết định đến chất lượng, giá trị sản phẩm của ngành. Hỗ trợ phát triển nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển CNHT.

Đặc biệt, đổi mới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Định hướng lựa chọn và khuyến khích dự án FDI vào các ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên dự án sử dụng công nghệ cao, mới, sạch, tiết kiệm, sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước; ưu tiên thu hút FDI theo hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước, các công ty đa quốc gia có thương hiệu quốc tế và có năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực CNHT.

Nghị quyết 23 cũng tạo cơ chế đặc thù và đẩy mạnh tín dụng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao, CNHT. Hoàn thiện các chính sách tín dụng cho vay theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất công nghiệp, cho vay trên cơ sở hiệu quả của các dự án đầu tư…

Nhằm thực hiện chủ trương được nêu ra tại Nghị quyết 23, thời gian vừa qua, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực CNHT. Điển hình là Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT ban hành vào tháng 8/2020; Nghị định số 57/2021/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào tháng 6/2021 về bổ sung điểm G khoản 2 điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm CNHT… những chính sách ưu đãi trên đã mở ra cơ hội thuận lợi rất lớn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực CNHT.

Nghị định 57/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ, doanh nghiệp có dự án (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc danh mục phát triển CNHT ưu tiên phát triển thực hiện trước ngày 1/1/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất CNHT sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam