Thứ ba 26/11/2024 05:59

Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh kể từ ngày 1/1/2023 cần lưu ý gì?

Từ ngày 1/1/2023, hầu hết sản phẩm công nghiệp của Việt Nam bắt buộc phải dán nhãn UKCA mới được xuất khẩu sang Anh.

Đó là thông tin được các diễn giả nhấn mạnh tại Hội thảo “Cập nhật thông tin về UKCA - Yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp lưu thông và sử dụng tại Anh kể từ ngày 1/1/2023", do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Anh tổ chức ngày 4/8.

Phát biểu tại sự kiện,ông Tạ Hoàng Linh- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Mỹ, Bộ Công Thương cho hay: Những năm gần đây thương mại song phương tăng trưởng mạnh mẽ. Nửa đầu năm 2022, mặc dù gặp phải những biến động chính trị toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam –Anh vẫn đạt gần 3,3 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu từ Anh đạt 372,5 triệu USD, giảm 9,9%.

Anh là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nơi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa công nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Theo Tổng Cục Thống Kê Anh, Việt Nam đứng thứ 23 trong số các nước xuất khẩu nhiều nhất đến Anh trong 2 năm vừa qua. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp (không kể sắt thép, kim loại) của Việt Nam sang Anh trong năm 2021 đạt 2,54 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng kim ngạch cao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện (24%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (10,8%); Sắt thép (8,7%), Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (5,6%).

Số liệu thống kê một lần nữa cho thấy việc xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam đóng vai trò to lớn, quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Anh.

“Nhãn UKCA là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp lưu thông và sử dụng tại Anh kể từ ngày 1/1/2023. Do đó, việc hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về UKCA đối với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu sang Anh là thiết thực, cần triển khai ngay”, ông Tạ Hoàng Linh nhấn mạnh.

Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á- châu Mỹ cũng thông tin: Hiện nay đã có doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các sản phẩm bảo hộ cá nhân (găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ,…) và các sản phẩm ngành xây dựng (thép, nhôm, kính xây dựng, ván gỗ lót sàn,…) đã thành công trong việc áp dụng UKCA vào sản phẩm. Doanh nghiệp có thể chủ động liên hệ một số tổ chức tư vấn, cấp phép UKCA tại Việt Nam như Viện tiêu chuẩn Anh Quốc để được hỗ trợ áp dụng các quy định mới về UKCA vào sản phẩm của mình.

Bộ Công Thương tổ chức sự kiện nhằm cung cấp thêm thông tin về quy định và tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu về nhãn UKCA khi xuất khẩu hàng hoá sang Anh

Bày tỏ niềm vui trước một lượng lớn doanh nghiệp trong nước quan tâm và tham gia sự kiện, ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh một lần nữa nhấn mạnh: UKCA rất quan trọng đối với những doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm chế tạo sang Anh.

Doanh nghiệp xuất khẩu đều biết, phải có nhãn hiệu CE trên các sản phẩm mới có thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường của các quốc gia thành viên EU. Nhãn CE đó vẫn được chấp nhận ở Anh nhưng không lâu bởi Chính phủ Anh đã ban hành quy định riêng về chứng nhận hợp chuẩn đối với sản phẩm công nghiệp và bắt buộc doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam.

“Năm 2019, giá trị nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt Nam vào Anh là 1,2 tỷ bảng Anh. Con số này vào năm 2021 có thể lớn hơn nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Anh. Doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn trên thị trường Anh nhờ hiệp định và từ sự thay đổi nhanh chóng trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Nguyễn Cảnh Cường thông tin thêm.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, nhấn mạnh: Trong những năm tới, khu vực châu Âu, trong đó có Anh tiếp tục được xác định là thị trường quan trọng, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu.

Thực tế những năm qua, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại luôn ưu tiên đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại thị trường này. Hàng năm, có khoảng 10-15 đề án xúc tiến thương mại, với kinh phí trung bình khoảng 20 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng kinh phí của Chương trình) được thực hiện.

Năm 2022, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã phê duyệt 10 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 15,93 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động tại thị trường châu Âu.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, từ năm 2020 đến nay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với xu thế yêu cầu truy xuất nguồn gốc như một quy định bắt buộc của EU, Anh, Mỹ, Canada, Thái Lan..., Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với tổ chức GIZ của Đức phát triển và ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại (iTrace247).

Đồng thời, phối hợp với các chuyên gia, đơn vị chuyên ngành xây dựng các công cụ, nền tảng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số, hình thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

“Do nhãn hiệu CE (của EU trước đây) sẽ không được chấp nhận tại Anh từ ngày 1/1/2023 mà thay vào đó các sản phẩm sản xuất cho thị trường Anh phải sử dụng nhãn hiệu UKCA. Sự kiện ngày hôm nay là dịp để các tổ chức hỗ trợ, tư vấn kinh doanh và các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, hiểu rõ hơn về những điều cần lưu ý để phát triển hoạt động thương mại với Anh, tiếp tục góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng ổn định và phát triển kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại bày tỏ.

UKCA là Nhãn hiệu chứng nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Anh. Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, phần lớn sản phẩm công nghiệp phải dán nhãn này mới được nhập khẩu vào Anh. Nhãn UKCA có quy định riêng về mẫu mã, hình thức và có thể do doanh nghiệp tự đánh giá hoặc bên thứ 3 đánh giá tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng cụ thể. Để biết thông tin về UKCA doanh nghiệp được khuyến cáo liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Anh, hoặc các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương để được cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
Việt Nga- Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt Nam 'nhân đôi' cơ hội khi xuất khẩu sang thị trường Anh

Sắp diễn ra Tọa đàm 'Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu tại thị trường Vương quốc Anh'

Nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh

Hiệp định UKVFTA - 'đòn bẩy' xúc tiến xuất khẩu quế Yên Bái

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu quế và sản phẩm từ quế

Cá ngừ Việt Nam rộng cửa sang Anh nhờ UKVFTA

Vượt qua thách thức, tận dụng lợi thế UKVFTA, gia tăng thị phần hàng Việt

Hiệp định UKVFTA: Thúc đẩy thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Anh

Cà phê Việt lan tỏa tại thị trường Anh nhờ UKVFTA

TP. Hồ Chí Minh: Quán quân trong khai thác và tận dụng ưu đãi thuế từ UKVFTA

Cá ngừ Việt Nam đang có nhiều lợi thế tại thị trường Anh

UKVFTA mang đến lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam

Với lợi thế từ UKVFTA, dư địa xuất khẩu tôm vào Anh luôn rộng mở

Xây dựng thương hiệu, duy trì thị phần cho nông sản Việt tại thị trường Anh

Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh họp khoá 13

Ủy ban thương mại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) họp phiên thứ 2

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp Quốc vụ khanh Thương mại Quốc tế Anh Nigel Huddleston

Tận dụng UKVFTA, gia tăng cơ hội hàng Việt vào thị trường Anh

Tận dụng UKVFTA, phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Anh