Thứ hai 23/12/2024 11:08

Sâm Ngọc Linh trước biến loạn giá trị, thật ảo lẫn lộn - Bài 1: Sâm Ngọc Linh: “Vàng thau lẫn lộn”

Chính vì sâm Ngọc Linh có giá trị cao nên thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân đã tìm đủ chiêu trò để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng.

Bát nháo sản phẩm Sâm Ngọc Linh “siêu rẻ”

Vào các trang mạng xã hội, chỉ cần tìm kiếm “sâm Ngọc Linh”, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp “chợ” mua bán sâm nhộn nhịp với nhiều sản phẩm, chủng loại, từ củ tươi, củ khô, lá sâm đến cả rượu và các sản phẩm chiết xuất từ sâm.

Những quảng cáo bán sâm Ngọc Linh tràn lan, với đủ mọi nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ hơn vài chục lần so với sâm Ngọc Linh được được trồng tại các vùng trồng lớn tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) hay huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum).

Không những vậy, có nhiều trang bán hàng còn “chơi lớn” khi đăng bài viết kiểu vừa bán vừa cho như: tặng 1 cây sâm Ngọc Linh 2 năm tuổi với giá 99.000 đồng; bán hạt giống sâm Ngọc Linh với giá chỉ 1.000 đồng/ hạt…

Những quảng cáo sâm Ngọc Linh với kiểu "vừa bán vừa cho"

Thực tế, so với giá hiện nay, sâm tươi Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh (huyện Nam Trà My) đang có giá dao động từ 60 triệu đồng đến 160 triệu đồng/kg tùy theo loại. Giá lá sâm Ngọc Linh dao động 10-12 triệu đồng/kg, hoa sâm 15-17 triệu đồng/kg, hạt sâm có giá 80-100 triệu đồng/1.000 hạt.

Ngoài các loại sâm củ không rõ nguồn gốc, thì các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh cũng đang được rao bán tràn lan trên thị trường. Nhiều người bỏ tiền ra với mong muốn mua được đúng sản phẩm tốt để dùng, nâng cao sức khỏe nhưng lại mua phải hàng giả, hàng nhái.

Sâm Ngọc Linh được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử với giá "siêu rẻ"

Việc này ngoài gây ảnh hưởng thương hiệu của sâm Ngọc Linh, còn gây thiệt hại tài sản người tiêu dùng nếu không may mua phải.

Muôn kiểu “Đội lốt” sâm Ngọc Linh

Chính vì sâm Ngọc Linh có giá trị cao nên các tổ chức, cá nhân tìm đủ chiêu trò để trục lợi. Đó là gắn mác sâm Ngọc Linh cho các loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh như: tam thất, sâm Trung Quốc, sâm Lai Châu để bán cho khách với giá trên trời; làm khống bản xác nhận có liên kết trồng sâm với dân hay lợi dụng giấy xác nhận vùng trồng, liên kết để mang đi mua bán, kinh doanh….

Các lực lượng chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến sâm Ngọc Linh.

Điển hình, đầu tháng 3/2021, Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Kon Tum đã phối hợp với Công an huyện Đắk Tô mật phục, vây bắt vụ vận chuyển các loại củ giống với sâm Ngọc Linh Kon Tum được ngụy trang trong các thùng hoa phong lan. Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện 3 thùng xốp, trong đó có 2 kg củ và 12 kg lá rất giống sâm Ngọc Linh Kon Tum. Trong số hàng trên, có 2 củ lớn (kèm lá) nặng gần 3 lạng/củ. Còn lại là các củ nhỏ.

Lực lượng chức năng phát hiện 2kg củ và 12kg lá rất giống sâm Ngọc Linh Kon Tum vào tháng 3/2021

Qua đấu tranh điều tra, chủ xe cho biết, số hàng hóa trên đều là củ tam thất, vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc đưa vào huyện Đắk Tô. Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 2 đã phát hiện 7 thùng với 112 chai rượu “lá sâm Ngọc Linh”, tại thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô. Tất cả số rượu trên được sản xuất tại Quảng Nam, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ và vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ đối với rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.

Hay mới đây nhất, tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản trong khuôn khổ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 5 do UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) tổ chức vào ngày 1-3/8/2023, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 2kg củ sâm Ngọc Linh có dấu hiệu bất thường, nghi là sâm giả nên lập biên bản, không cho đưa vào phiên chợ bán. Số lượng “nghi sâm giả” này được một doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Trà Cang (huyện Nam Trà My) đưa xuống phiên chợ.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết, việc rao bán sâm giả trên mạng rất khó xử lý vì địa chỉ người bán không rõ ràng, thường là địa chỉ ảo nên khó xác minh và các trang điện tử này không đăng ký kinh doanh, cũng không có nạn nhân đứng ra tố cáo và chưa có đơn vị nào chủ trì đứng ra xử lý việc mua bán trên mạng.

“Vì thế, cần có bộ quy chuẩn quản lý việc mua bán sâm trên mạng. Nếu quản lý được việc mua bán sâm giả trên mạng vốn đang bị trôi nổi như thời gian qua, chắc chắn sâm giả sẽ hết đất sống”, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông nhấn mạnh.

Bài 2: Ngăn chặn sâm Ngọc Linh giả bằng cách nào?

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu