Ra mắt sách “Chuyện Trà” và cách tiếp cận một nét văn hoá của người Việt Việt Nam đạt nhiều thành tựu về chính sách tôn giáo |
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” dày 132 trang, gồm ba chương: Giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam, những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; thành tựu, thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” đã chính thức ra mắt |
Phần phụ lục giới thiệu một số hình ảnh về tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, số liệu về tôn giáo, danh mục tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; Điều 24, Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.
Việc ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ, đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam gồm 54 dân tộc với nhiều tôn giáo khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và hơn 29.600 cơ sở thờ tự; có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (bao gồm cả các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam).
Nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này đều luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp 2013 hiến định: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người.
Thực hiện các nguyên tắc hiến định, Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho bốn tổ chức và một pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo.
Theo đó, các hoạt động tôn giáo như đào tạo chức sắc, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, quan hệ quốc tế… của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra thuận lợi theo quy định của pháp luật, đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân, có những đóng góp tích cực với đời sống xã hội.